Các nhà khoa học cảnh báo tuyệt đối không nên nuôi bạch tuộc

Nuôi bạch tuộc mang lại nhiều vấn đề với môi trường tự nhiên.
Nuôi bạch tuộc mang lại nhiều vấn đề với môi trường tự nhiên.
Nguyên nhân được đưa ra đó là các tác hại về môi trường mà bạch tuộc sẽ tạo ra.

Nhu cầu toàn cầu về bạch tuộc như một loại thực phẩm đang tăng lên và bạch tuộc đang tiếp tục được đẩy giá lên cao trong năm 2019.

Năng suất đánh bắt bạch tuộc trong tự nhiên rất khác nhau, điều này góp phần vào nguồn cung không đáng tin cậy do đó những nỗ lực để nuôi bạch tuộc đã bắt đầu. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những nỗ lực đang được tiến hành để sản xuất một trang trại bạch tuộc, bao gồm các thử nghiệm chỉnh sửa gen để đẩy nhanh quá trình nuôi trồng thủy sản.

Hệ quả đó là sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nitơ và phốt pho từ chất thải động vật, xen kẽ và lây lan dịch bệnh, mất môi trường sống.

Nhưng mối quan tâm lớn nhất về môi trường là chế độ ăn của bạch tuộc. Giống như hầu hết các sinh vật sống dưới nước, chúng là động vật ăn thịt và cần protein, dầu cá trong chế độ ăn của chúng.

Các nhà nghiên cứu viết: "Nuôi bạch tuộc trong nông trại gây thêm áp lực lên cá tự nhiên và động vật không xương sống để lấy bột cá. Khoảng 1/3 sản lượng đánh bắt cá toàn cầu được chuyển thành thức ăn cho các động vật khác, khoảng một nửa trong số đó là nuôi trồng thủy sản. Cá đang bị đánh bắt quá mức và đang giảm dần”.

Bạch tuộc cần rất nhiều thức ăn, ít nhất gấp 3 lần trọng lượng của chúng trong suốt cuộc đời và đảm bảo nhu cầu của chúng được đáp ứng trong các trang trại nhà máy sẽ tạo ra nhiều hơn, không ít áp lực đối với các nghề cá đang suy giảm. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng tới an ninh lương thực toàn cầu cho con người.

Bên cạnh đó, ngay cả khi vấn đề này có thể được giải quyết, việc nuôi nhốt bạch tuộc trong các trang trại được cho là rất tàn nhẫn.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.