Điều gì xảy ra khi các quốc gia tham gia 'cuộc chơi' tiền điện tử

Điều gì xảy ra khi các quốc gia tham gia 'cuộc chơi' tiền điện tử
Các quốc gia lớn vừa muốn kiểm soát và khai thác công dụng của tiền điện tử, vừa muốn biến nó thành của riêng.

Theo Mashable, chính phủ của các quốc gia lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Venezuela, Estonia, Thụy Điển và Uruguay đã và đang tích cực tìm kiếm và nghiên cứu một số hình thức tiền tệ kỹ thuật số.

Tuy nhiên, đây sẽ không phải là các dạng tiền điện tử riêng lẻ như Bitcoin hay Etherium. Ưu tiên của các Chính phủ là một loại "tiền tệ số tập trung" (CDC). Trong khi các loại tiền điện tử hiện nay không bị kiểm soát bởi một cá nhân, chính phủ, công ty nào thì CDC ở phía ngược lại, với khả năng "tập trung" riêng và hệ thống mã hóa được phân quyền.

Việc tập trung hóa này có thể mang tới cho các chính phủ một số khả năng thay đổi thế giới, theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Nó có xu hướng tạo ra một giải pháp thanh toán an toàn và có chi phí rẻ hơn hiện nay, nhưng cũng mang theo đó mối quan ngại về việc đảm bảo quyền riêng tư một cách nghiêm trọng, đặc biệt với các chế độ độc tài.

Nga đã đặc biệt chú ý tới hình thức tiền điện tử cách đây nhiều năm. Chính phủ nước này muốn tạo ra một loại tiền tệ số có thể vượt qua các biện pháp trừng phạt quốc tế và thậm chí có thể cho phép đánh thuế các thị trường chợ đen có quy mô khổng lồ của mình.

"Có hai phản ứng từ các quốc gia lớn, một là cố gắng tìm ra cách điều chỉnh và kiểm soát những tác hại, và một là tìm ra cách làm thế nào để biến nó thành của riêng", Paul Triolo, người đứng đầu Eurasia Group nói.

Tại sao lại là bây giờ?

Điều gì xảy ra khi các quốc gia tham gia 'cuộc chơi' tiền điện tử ảnh 1

Công nghệ phía sau các loại tiền điện tử không phải là khái niệm mới. Rất lâu trước đây, nhiều công ty đã làm việc trên các hệ thống giao dịch kỹ thuật số hoàn thiện. Tuy nhiên, không phải hệ thống nào cũng mang lại hiệu quả và có giá rẻ. Đó là lý do các chính phủ và ngân hàng đã không vội chấp nhận công nghệ này.

Tuy nhiên, khi con sốt về Bitcoin và các loại tiền khác bùng nổ trên khắp thế giới, tất cả đã phải có cái nhìn khác về công nghệ này. Mọi người buộc phải nhìn vào ý nghĩa mà chúng có thể mang lại trong tương lai, cho cả thương mại, tài chính, du lịch... và cả các loại quyền lực khác.

Jacob Eliosoff, người sáng lập quỹ đầu tư tiền điện tử Calibrated Markets cho biết các chính phủ đang dần nhận thấy những lợi ích của công nghệ này nhưng cũng cần thời gian để hiểu nó.

"Về nguyên tắc, nó hiệu quả và đơn giản hơn cho các giao dịch điện tử khác đang tồn tại, ngăn ngừa hàng giả, lưu giữ hồ sơ tốt hơn và giúp theo dõi các giao dịch một cách chính xác", Eliosoff chia sẻ. "Nhưng ngay lúc này, một số chính phủ, giống như một số công ty, vẫn đang lúng túng bởi sự 'cường điệu' của thị trường tiền điện tử hiện nay và các hậu quả có thể đi kèm phía sau".

Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề lớn chưa được giải quyết. Điển hình là việc bitcoin đã chứng minh rằng có thể tạo ra tiền nằm ngoài ngoài hệ thống tài chính của các chính phủ. Ole Bjerg, giáo sư tại Trường kinh doanh Copenhagen, cho biết điều này buộc các chính phủ và các ngân hàng trung ương phải đặt ra những câu hỏi khó về vai trò của họ trong nền kinh tế ở tương lai.

"Những gì bitcoin đã làm là nó khiến cho rất nhiều người biết rằng bản thân họ thực sự có thể tạo ra tiền theo những cách mới", Bjerg nói. "Bản chất của tiền điện tử là sự phân quyền. Một đồng tiền mà không có người hay tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát, vì vậy không ai có thể lấy nó khỏi bạn hoặc ngăn bạn gửi nó, hoặc in nó theo ý thích"

Và theo ông, trong tương lai, các đồng tiền kỹ thuật số được hậu thuẫn, phát hành và theo dõi bởi chính phủ hoặc các ngân hàng lớn sẽ không phải là một điều gì quá xa vời.

Tại sao mọi người phải quan tâm tới vấn đề này?

Điều gì xảy ra khi các quốc gia tham gia 'cuộc chơi' tiền điện tử ảnh 2

Có một lý do rất đơn giản là tiền điện tử do chính phủ các quốc gia phát hành có thể sẽ giúp mọi người tiết kiệm tiền.

Theo Andrew Levin, giáo sư kinh tế tại Đại học Dartmouth, các loại tiền tệ số có thể giúp cắt giảm việc phụ thuộc vào các ngân hàng trung gian, nghĩa là cần ít người hơn khi thực hiện một giao dịch.

"Một lý do quan trọng để cố gắng tiến tới công nghệ tiền điện tử là việc tạo ra một hệ thống thanh toán miễn phí cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp", Levin cho biết.

Hiện nay, với một thẻ thẻ ghi nợ, người dùng phải chịu sự quản lý của rất nhiều bên như đơn vị phát hành (MasterCard, Visa), các ngân hàng lớn và nhiều công ty liên quan khác. Các tổ chức này không cung cấp dịch vụ một cách miễn phí mà kiếm tiền khi người dùng sử dụng thẻ. Với hệ thống mới, người dùng sẽ trả bằng tiền do chính phủ (hoặc ngân hàng trung ương của một quốc gia thực hiện) một cách trực tiếp mà không cần thông qua bất kỳ đơn vị hay tổ chức nào.

Lợi ích mang lại cho nền kinh tế

Không chỉ chính phủ, người dân mà ngay cả những nhà kinh tế cũng đang rất quan tâm tới việc các quốc gia có thể phát hành tiền điện tử trong tương lai. Bởi nó mang lại một viễn cảnh tươi sáng khi việc quản lý và điều khiển nền kinh tế không còn chịu áp lực từ các hệ thống phức tạp hiện nay. Điểm nổi bật chính của CDC là các ngân hàng trung ương có thể trực tiếp thay đổi lãi suất đối với tiền tệ, dễ dàng hỗ trợ ưu đãi cho việc tiết kiệm hay chi tiêu một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó có thể dễ dàng tạo ra một tỷ lệ lãi suất tiêu cực, điều mà các ngân hàng trung ương không thể thực sự làm được, ngay khi nền kinh tế cần một sự kích thích mạnh để tăng trưởng.

Sau các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều biện pháp để kích thích tăng trưởng đã được thử nghiệm nhưng không chứng minh được hiệu quả rõ rệt. Các ngân hàng chỉ có thể hạ lãi suất xuống càng nhiều càng tốt để cố gắng hạ nhiệt nền kinh tế. Với CDC, mọi thứ có thể thay đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nhược điểm của loại tiền điện tử này là gì?

Điều gì xảy ra khi các quốc gia tham gia 'cuộc chơi' tiền điện tử ảnh 3

Có hai nhược điểm chính. Thứ nhất là hệ thống phân quyền sẽ phần nào bị phủ nhận. Nhược điểm thứ hai là sự riêng tư. Mọi người sẽ thoải mái tiêu tiền mà không cần phải lo lắng về việc giải thích các hành động của mình. 

Nga và Trung Quốc, hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bitcoin và các loại tiền điện tử khác hiện nay, cũng là những nướ đang theo đuổi các đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình một cách mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên trong tương lai gần, mọi thứ sẽ không có nhiều thay đổi. Dù rất tích cực nhưng các chính phủ sẽ không thể nhanh chóng đưa các loại tiền ảo của riêng mình vào thực tế. Nhưng với rất nhiều người đam mê công nghệ blockchain, họ tin rằng mọi thứ chỉ là vấn đề thời gian.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.