TT-Huế:

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô

Những vỏ lốp bám đầy con hàu vớt lên từ đầm Lập An trông ghê người.
Những vỏ lốp bám đầy con hàu vớt lên từ đầm Lập An trông ghê người.
TPO - Đầm Lập An cạnh “vịnh đẹp thế giới” Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) là một vùng danh thắng nổi tiếng cả nước, với núi sông non nước hữu tình. Tuy nhiên, khu danh thắng này đang từng ngày bị làm xấu và có nguy cơ bị đầu độc nguồn nước bởi cách nuôi hàu bằng vỏ lốp cao su lạ lùng “có một không hai”.

Hàng chục năm nay, đầm Lập An - Lăng Cô (TT-Huế) trở thành “vương quốc” của nghề nuôi hàu. Đây cũng là nơi từng có nghề truyền thống nung vôi hàu, nay đã bị cấm triệt để do gây ô nhiễm môi trường.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 1

Không ai còn nhận ra những vòng tròn bám đầy loài nhuyễn thể hai mảnh này những chiếc vỏ lốp cao su.

 VIDEO: Nghề nuôi hàu bằng vỏ lốp cao su "đầu độc" danh thắng đầm Lập An vẫn tiếp diễn, dù  nhận được khuyến cáo chuyển đổi từ gần 5 năm trước. Thực hiện: Ngọc Văn

Ban đầu, ngư dân nuôi hàu theo phương pháp truyền thống. Đó là dùng cây tre, gỗ, dây cước buộc đá, bê tông... để làm giá thể cho loài nhuyễn thể hai mảnh này bám vào sinh trưởng và phát triển đến khi đạt kích cỡ cho thu hoạch.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 2

Vỏ lốp làm giá thể nuôi hàu ở Lăng Cô đang làm xấu cảnh quan danh thắng đầm Lập An.

Tuy nhiên, cách nuôi truyền thống mất nhiều thời gian làm giá thể, tốn nhiều công lắp dựng; các loại cọc tre, gỗ sau một thời gian ngâm trong nước lợ dễ hư hỏng. Từ đó, ngư dân Lăng Cô “sáng kiến” ra cách nuôi mới là dùng vỏ lốp cao su của xe đạp, xe gắn máy thả xuống đầm nước danh thắng Lập An để làm giá thể cho hàu bám vào và lớn lên.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 3

Không khó để bắt gặp những hình ảnh vỏ lốp làm giá thể vứt ngổn ngang nhiều nơi tại Lăng Cô.

Cách nuôi này ít tốn thời gian cắm giá thể, lại bền bỉ trong môi trường nước lợ, dễ thu hoạch, nên được người dân địa phương “nhân rộng” ra toàn bộ các hộ nuôi hàu trong vùng danh thắng Lập An.

Nghề nuôi hàu bằng vỏ lốp phát triển ồ ạt từ hơn 10 năm lại đây tại thị trấn Lăng Cô. Mỗi năm, cứ đến mùa nuôi nhuyễn thể lại có hàng chục nghìn chiếc vỏ lốp được thả xuống khu đầm danh thắng Lăng Cô cho con hàu non bám vào để sinh trưởng.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 4

Người nuôi hàu còn ngang nhiên vứt vỏ lốp ra giữa đường gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

Việc nuôi hàu ồ ạt bằng phương thức thả vỏ lốp cao su xuống đầm nước Lập An không chỉ làm xấu khu danh thắng vốn nổi tiếng cả nước, mà có nguy cơ đầu độc nguồn nước tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 5

Tập kết vỏ lốp cạnh bờ đầm Lập An.

Trước phản ứng của dư luận, báo chí về cách nuôi hàu lạ lùng này tại Lăng Cô, năm 2016, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) từng chỉ đạo Sở NN&PTNT TT-Huế vào cuộc kiểm tra. Cơ quan này sau đó đã công khai kết quả kiểm tra việc nuôi hàu bằng vỏ lốp tại đầm Lập An.

Có gây ung thư?

Theo Sở NN&PTNT TT-Huế, qua kiểm tra, phân tích nguồn nước và các mẫu vật, các chỉ tiêu lý hóa và kim loại nặng trên con hàu nuôi bằng lốp xe ở đầm Lăng Cô cao hơn so với hàu nuôi ở hai điểm ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 6

Xoắn vỏ lốp bám đầy hàu để dễ dàng tách loài nhuyễn thể này ra khỏi giá thể. Với "tiện ích" này, lại bền bỉ trong môi trường nước lợ, ngư dân Lăng Cô chọn vỏ lốp làm giá thể nuôi hàu thay cho các vật liệu thân thiện môi trường khác.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Hàu nuôi bằng vỏ lốp tại Lăng Cô vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho phép, không mang chất gây ung thư như dư luận lo ngại.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 7

Con hàu sau khi được tách khỏi vỏ lốp. Loài hàu nuôi bằng vỏ lốp có các chỉ tiêu lý hóa và kim loại nặng cao hơn so với hàu nuôi ở hai điểm ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Sở NN&PTNT TT-Huế cho rằng, việc nuôi hàu bằng giá thể lốp xe cũ ở vùng nước nông và nhỏ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng môi trường nước, làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt du khách, ảnh hưởng cảnh quan môi trường xung quanh vịnh Lăng Cô.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 8

Tuy nhiên, hàu nuôi bằng vỏ lốp tại Lăng Cô được cơ quan chức năng kết luận không có chất gây ung thư như dư luận lo ngại.

Do đó, cơ quan chức năng cần theo dõi, phân tích môi trường thường xuyên trong khu vực các chỉ tiêu do ảnh hưởng của lốp cao su; đồng thời, có phương án chuyển đổi nghề nuôi hàu bằng lốp xe sang nuôi bằng cọc, giàn, bè.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 9

Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT TT-Huế, việc nuôi hàu bằng vỏ lốp có nguy cơ ảnh hưởng môi trường nước, làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt du khách, ảnh hưởng cảnh quan môi trường xung quanh vịnh Lăng Cô.

Mặc dù Sở NN&PTNT khuyến cáo chuyển đổi nuôi hàu bằng vỏ lốp cao su sang phương thức nuôi thân thiện môi trường bằng cọc, giàn, bè từ gần 5 năm trước.

Lạ lùng nghề nuôi hàu ‘đầu độc’ đầm nước danh thắng Lăng Cô ảnh 10

Việc nuôi hàu bằng vỏ lốp tại Lăng Cô vẫn không có gì thay đổi sau gần 5 năm kể từ ngày nhận khuyến cáo từ ngành Nông nghiệp tỉnh TT-Huế.

Tuy nhiên, đến nay nghề nuôi hàu bằng vỏ lốp cao su “đầu độc” môi trường nước tại khu đầm danh thắng Lập An, cạnh vịnh đẹp thế giới Lăng Cô vẫn chưa có hồi kết.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.