Mưa đá dịp Tết là sự kiện chưa từng ghi nhận

Mưa đá ghi nhận tại Ba Vì ngày mùng Một Tết.
Mưa đá ghi nhận tại Ba Vì ngày mùng Một Tết.
TPO - “Mưa đá xảy ra trong tháng Một là hiện tượng chưa từng quan sát được trong chuỗi số liệu khí tượng. Lượng mưa mùng Một Tết cũng là kỷ lục trong 60 năm trở lại đây”, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia chia sẻ.

Trước đó, vào chiều 30 Tết và ngày mùng Một Tết, nhiều địa phương miền Bắc xảy ra mưa đá như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Nội, Thanh Hóa. Nhiều nơi mưa đá to như quả trứng gà, gây hư hại về nhà cửa, hoa màu. Cùng với mưa đá, dông lốc, mưa lớn xảy ra ở rất nhiều địa phương gây ngập úng nghiêm trọng đúng dịp Tết như Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội.

Nhiều người cao tuổi chia sẻ, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến mưa lớn như vậy trong dịp Tết, đặc biệt lần đầu tiên thấy mưa đá đúng dịp giao thừa. “Tôi sống hơn 80 năm mà lần đầu mới thấy mưa đá đúng Tết”, cụ Lê Thị Ngân (Việt Trì, Phú Thọ) chia sẻ.

Mưa đá dịp Tết là sự kiện chưa từng ghi nhận ảnh 1Mưa lớn khiến thành phố Nam Định ngập nặng đúng dịp Tết Canh Tý. Ảnh: Hoàng Long 

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong dịp Tết vừa qua, cụ thể trong 3 ngày 24-26/01 (tức ngày 30, mùng Một và mùng Hai Tết), ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ xuất hiện mưa rào và dông trên diện rộng, với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100mm. Một số nơi có mưa lớn hơn như Đình Lập (Lạng Sơn) 129mm, Láng (Hà Nội) 141mm, Nam Định 133mm, Hà Nam 114mm, Thái Bình 109mm.

Số liệu thống kê cho thấy, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có số ngày dông trung bình trong tháng Một là 0,2 ngày, có nghĩa là cứ 5 năm sẽ có 1 năm xảy ra dông trong tháng Một. Như vậy hiện tượng có dông trong tháng Một không phải hiếm gặp nhưng tần suất cũng không cao.

“Tuy nhiên hiện tượng mưa đá xảy ra trong tháng Một là chưa từng quan sát được trong chuỗi số liệu mà chúng tôi ghi nhận được. Cùng với đó tổng lượng mưa trong 24h từ đêm 24/1 đến ngày 25/1/2020 là 92mm cũng đạt giá trị lớn nhất trong 60 năm trở lại đây, trước đó tổng lượng mưa 24h lớn nhất quan sát được là 41.4mm xảy ra vào tháng 1/1992”, ông Lâm chia sẻ.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tại các tỉnh miền Bắc, mưa lớn kèm theo dông lốc, mưa đá đã làm trên 11.900 nhà bị hư hại, tốc mái một phần. Trong đó, Cao Bằng có trên 6.460 nhà bị hư hại, phần lớn bị vỡ ngói, Bắc Kạn 3.450 nhà hư hại một phần mái, còn theo thống kê ban đầu Lạng Sơn có khoảng 2.000 nhà hư hại nhẹ. Nhiều diện tích hoa màu bị tàn phá.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.