Sự thật “tàn khốc” ẩn sau lăng mộ hoành tráng của Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ phức tạp, rộng lớn và bí ẩn của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh: Ancientorigins
Lăng mộ phức tạp, rộng lớn và bí ẩn của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh: Ancientorigins
Để bảo vệ vị trí bí mật của lăng mộ hoành tráng bậc nhất thế giới này rất nhiều người tham gia xây dựng đã bị chôn sống hoặc giết hại.

Tần Thủy Hoàng (210 – 259 trước Công nguyên) là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Hoa.

Trong thời gian đứng đầu một quốc gia rộng lớn, Tần Thủy Hoàng đã tiến hành xây dựng nhiều công trình khổng lồ nhưng cũng đầy bí ẩn, mà giới khảo cổ, sử gia vẫn chưa tìm ra đáp án. 

Những công trình kỳ vĩ ấy có thể kể đến như Vạn Lý Trường Thành, chạy dọc theo biên giới phía bắc của quốc gia này, được thiết kế và xây dựng để chống lại các cuộc xâm lược của quân địch.

Tuy nhiên, lăng mộ mới chính là công trình mà hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa khiến cả thế giới ngỡ ngàng và để lại nhiều nghi vấn bí ẩn cho hậu thế. Quần thể lăng mộ rộng lớn nằm ở chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Trong đó, các chuyên gia khảo cổ phát hiện thấy một đội quân đất nung hùng hậu bảo vệ cho "giấc ngủ" của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. 

Dù đã hơn 40 năm, kể từ lần đầu phát hiện vào năm 1974, nhưng đội quân đất nung trong lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi vẫn còn là một bí ẩn thách thức giới khảo cổ.

Dưới đây là những sự thật đầy bất ngờ về đội quân được chế tác hoàn toàn bằng đất nung, và những nét vô cùng độc đáo, bí ẩn của lăng mộ Tần Thủy Hoàng:

1. Lăng mộ lớn nhất thế giới và có lẽ còn ... dang dở

Vào năm 1974, một số nông dân đã phát hiện thấy đội quân đất nung khi đang đào một cái giếng. Ngay sau khi nhận được tin báo, giới khảo cổ đã ngay lập tức tiến hành khai quật và nghiên cứu.

Sự thật “tàn khốc” ẩn sau lăng mộ hoành tráng của Tần Thủy Hoàng ảnh 1

Hơn 8.000 bức tượng binh lính đất nung được phát hiện thấy trong lăng mộ. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trải qua hơn 40 năm, các chuyên gia cùng với khoảng 700.000 công nhân làm việc trong quá trình khai quật, nhưng lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn. Tính đến nay, khoảng hơn 8.000 bức tượng binh lính bằng đất nung đã được tìm thấy, cùng với nhiều cổ vật quý giá.

Quần thể lăng mộ rộng tới 50 km2 và được cho là lớn nhất trên thế giới, rộng gấp 200 lần so với Thung lũng các vị vua ở Ai Cập.

Các nhà khảo cổ tin rằng công trình khổng lồ này vẫn chưa được hoàn thành dù quy mô của nó khi phát hiện là rất lớn.

2. Sự thật "tàn khốc" đằng sau lăng mộ kỳ bí và đội quân đất nung

Để tạo nên một lăng mộ "độc nhất vô nhị" trên thế giới, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã huy động rất nhiều người tham gia xây dựng và chế tác.

Sự thật “tàn khốc” ẩn sau lăng mộ hoành tráng của Tần Thủy Hoàng ảnh 2 Nhiều người thợ, nghệ nhân chế tác đã phải bỏ mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet
Nhiều người đã mất mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ để đời của Tần vương. Số khác thì được cho là bị chôn sống hoặc giết hại để bảo vệ bí mật vị trí của ngôi mộ và những kho báu khổng lồ được bồi táng bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Những người thợ và nghệ nhân tham gia chế tác các bức tượng binh sĩ đất nung và nhiều đồ vật tinh xảo cũng chịu chung kết cục bi thảm, để bảo vệ tuyệt đối cho nơi yên nghỉ của vị hoàng đế nổi tiếng.

Trên thực tế, hơn 2.000 năm sau khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng ra đi, giới nghiên cứu khảo cổ và các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy rất nhiều bí ẩn trong lăng mộ này.

3. Kỳ lạ: Hơn 8.000 bức tượng binh lính đất nung, nhưng mỗi người một vẻ

Điều khiến các nhà khảo cổ gặp khó khăn nhất có lẽ chính là bí ẩn liên quan đến đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Số lượng bức tượng lên đến hơn 8.000 nhưng kỳ lạ là mỗi người một vẻ, rất khác biệt, sống động và y như người thật.

Sự thật “tàn khốc” ẩn sau lăng mộ hoành tráng của Tần Thủy Hoàng ảnh 3 Dù hơn 8.000 bức tượng đất nung, nhưng mỗi người một vẻ, rất khác biệt. Ảnh: Sciencenews
Dù tay chân giống nhau nhưng khuôn mặt của họ thì đều mang những nét riêng biệt, không trùng lặp. Hơn nữa, màu sơn, vẻ mặt và dáng đứng, điệu bộ "oai hùng" trông rất sống động, y như một đội quân thật. 

Điều này có thể thấy trình độ và khả năng chế tác tuyệt vời của những nghệ nhân bậc thầy thời cổ đại.

Đội quân đất nung được đặt trong 3 hầm mộ. Cho đến nay, dù chưa biết nguyên do chính xác tại sao Tần Thủy Hoàng lại muốn đem cả đội quân đất nung khổng lồ xuống lăng mộ cùng mình, nhưng có thể là để họ bảo vệ hoàng đế sang thế giới bên kia.

4. Vũ khí của đội quân đất nung: Bảo quản tốt đến không ngờ

Trong quá trình khai quật những hố chôn khổng lồ trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy khoảng 40.000 vũ khí bằng đồng, bao gồm nhiều cung tên, nỏ, giáo...
Sự thật “tàn khốc” ẩn sau lăng mộ hoành tráng của Tần Thủy Hoàng ảnh 4 Vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hóa ra là đồ thật và có sức sát thương lớn. Ảnh: Ancientorigins
Tuy nhiên, điều khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ đó là những vũ khí này là đồ thật, có sức sát thương lớn và gần như nguyên vẹn dù đã "ngủ yên" hơn 2.000 năm trong lăng mộ.

Điều này cho thấy trình độ "bậc thầy" của những nghệ nhân chế tác và ngành luyện kim bí ẩn của Trung Quốc vào thời cổ đại.

5. Đội quân đất nung: Có sự giao thoa văn hóa từ Hy Lạp cổ đại

Vào tháng 10/2016, một nhóm chuyên gia đã phát hiện thấy bằng chứng bất ngờ, chấn động giới khảo cổ thế giới về nguồn gốc của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Sự thật “tàn khốc” ẩn sau lăng mộ hoành tráng của Tần Thủy Hoàng ảnh 5 Lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn còn quá nhiều bí ẩn, thách thức giới khảo cổ. Ảnh minh họa.
Theo đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, kiệt tác để đời của hoàng đế bí ẩn bậc nhất Trung Hoa hóa ra có sự giao thoa, ảnh hưởng từ nghệ thuật văn hóa của Hy Lạp. Minh chứng là tìm thấy dấu vết ADN của người phương Tây trong khu vực lăng mộ nổi tiếng.
Không chỉ riêng đội quân đất nung, vẫn còn rất nhiều thứ kỳ bí trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, đặc biệt là khu vực đặt hài cốt của hoàng đế giống như "một ngọn đồi chưa ai có thể chạm tới" mà các nhà khoa học, khảo cổ và sử học khao khát kiếm tìm và giải mã.
Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).