Trung Quốc tiết lộ NASA đã từng ngỏ ý mượn phi thuyền lên mặt trăng

Vệ tinh chuyển tiếp Queqiao đóng vai trọng trong việc chuyển tiếp thông tin từ phi thuyền Thường Nga 4 về trái đất.
Vệ tinh chuyển tiếp Queqiao đóng vai trọng trong việc chuyển tiếp thông tin từ phi thuyền Thường Nga 4 về trái đất.
TPO - Ngày 16/1, nhà khoa học hàng đầu trong dự án mặt trăng của Trung Quốc tiết lộ rằng, các nhà khoa học hàng không vũ trụ của Mỹ đã từng xin phép để sử dụng phi thuyền Thường Nga 4 và vệ tinh chuyển tiếp để giúp họ thực hiện kế hoạch của Mỹ tới phía xa của mặt trăng. 

Ông Wu Weiren, trưởng nhóm khoa học của dự án mặt trăng của Trung Quốc đã cho các phóng viên và truyền hình Trung Quốc biết rằng, các nhà khoa học NASA đã đưa ra yêu cầu này tại một hội nghị quốc tế vài năm trước. 

Ông Wu cho biết, các nhà khoa học Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc kéo dài tuổi thọ của vệ tinh chuyển tiếp Queqiao và cho phép đặt một thiết bị đèn hiệu của Mỹ trên phi thuyền Thường Nga 4. Điều này sẽ giúp phía Mỹ lên kế hoạch cho chiến lược đổ bộ mặt trăng của riêng mình.

“Chúng tôi hỏi người Mỹ tại sao họ muốn vệ tinh chuyển tiếp của chúng tôi hoạt động lâu hơn? Họ nói, có lẽ cảm thấy hơi hổ thẹn trước việc họ  muốn sử dụng vệ tinh chuyển tiếp của chúng tôi cho nhiệm vụ của họ đến phía xa của mặt trăng”, ông Wu nói.

Trung Quốc tiết lộ NASA đã từng ngỏ ý mượn phi thuyền lên mặt trăng ảnh 1 Trung Quốc đã làm nên lịch sử khi tới được vùng tối của mặt trăng ngày 3/1 vừa qua.
Vệ tinh chuyển tiếp Queqiao đã đóng một vai trò quan trọng cho phi thuyền Thường Nga 4 trong cuộc đổ bộ lịch sử lên mặt tối mặt trăng ngày 3/1 vừa qua. Sóng vô tuyến không thể tới được bề mặt mặt trăng mà cũng không thể quan sát trực tiếp từ Trái đất. Để vượt qua rào cản liên lạc này, các nhà khoa học Trung Quốc đã phóng Queqiao để giúp truyền tín hiệu từ Thường Nga đến Trái đất. 

Theo báo chí Trung Quốc, Mỹ nằm trong số gần 10 quốc gia đã hợp tác với Trung Quốc trong dự án mặt trăng. Các đối tác khác bao gồm Đức, Thụy Điển, Hà Lan và Ả Rập Xê út. 

Ngày 15/1, các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc đã trao đổi dữ liệu hạ cánh với NASA, mặc dù NASA không công bố bất kỳ tuyên bố nào về sự hợp tác với Trung Quốc.

Năm 2011, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật hạn chế hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong hoạt động thăm dò vũ trụ. Không rõ việc chia sẻ dữ liệu hạ cánh của Trung Quốc với NASA có bị coi là vi phạm lệnh cấm hay không. 

Ông Wu cho rằng, Trung Quốc quyết định hợp tác với người Mỹ vì đây là cơ hội vàng. Trung Quốc luôn muốn đo lường tác động của thiên thạch lên mặt trăng. Do đó, đây là cơ hội tuyệt vời và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ.

Theo ông Wu, Trung Quốc coi dự án mặt trăng là một đóng góp cho nhân loại, sau khi bị  tụt lại so với phương Tây trong nhiều thế kỷ trong phát triển khoa học và công nghệ. 

Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết ngày 15/1 rằng, Trung Quốc sẽ gửi tàu thăm dò tới Sao Hỏa vào khoảng năm 2020. Họ cũng có kế hoạch gửi một tàu vũ trụ Thường Nga 5 tới gần mặt trăng vào cuối năm nay. 

Trung Quốc đã mời các nhà khoa học quốc tế hợp tác trên trạm vũ trụ của mình, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.

Tàu Apollo 11 của Mỹ là phi thuyền có người lái đầu tiên đáp xuống mặt trăng  vào ngày 20/7/1969. Hiện Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất thực hiện thành công các sứ mệnh đưa phi thuyền có người lái lên mặt trăng, với lần cuối cùng rời khỏi mặt trăng vào tháng 12/1972.

Theo The South China Morning Post
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.