Bộ Xây dựng lo ngại thị trường bất động sản gặp khó và suy giảm mạnh

TPO - Bộ Xây dựng dự báo thị trường bất động sản trong năm 2020 gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây khi cả về lượng giao dịch và nguồn cung sản phẩm đều giảm mạnh. Trong khi giá đất nền tại một số địa phương đang tăng cao, xuất hiện một số dự án không đủ cơ sở pháp lý nhưng vẫn giao dịch, mua bán.

Xuất hiện các số dự án không đủ cơ sở pháp lý nhưng vẫn mua bán

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề gửi tới Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, Bộ Xây dựng đưa ra dự báo thị trường bất động sản năm 2020 gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây.

Theo cơ quan này, cả nước hiện có 4.438 dự án khu đô thị và dự án nhà ở, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 triệu tỷ đồng, trong đó giá trị tồn kho bất động sản khoảng 104.000 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho bất động sản chủ yếu là căn hộ cao cấp, Condotel (căn hộ du lịch), nhà ở tái định cư xây xa trung tâm.

Bộ Xây dựng lo ngại thị trường bất động sản gặp khó và suy giảm mạnh ảnh 1 Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho chủ yếu là căn hộ cao cấp, Condotel và nhà ở tái định cơ xây xa trung tâm.

Tính đến hết quý I/2020, giá bất động sản biến động không lớn. Đơn cử, tại TP Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02%, căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,21%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 1,57%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 2,51%, so với cùng kỳ năm trước. Còn tại TP.HCM giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,5%, trong đó căn hộ cao cấp giá tăng giá 2,75%, căn hộ trung cấp tăng giá 3,72%, căn hộ bình dân tăng giá 3,78%, so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, giá đất nền tại một số địa phương đang tăng cao, xuất hiện một số dự án không đủ cơ sở pháp lý nhưng vẫn giao dịch, mua bán. 

Trước tình trạng trên, nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm, công khai thông tin quy hoạch, các khu vực, dự án chưa đủ điều kiện bán hàng để hạn chế tình trạng lừa đảo, ổn định thị trường đất đai, thị trường bất động sản.

Giá nhà ở không phản ánh đúng giá trị thực

Bộ Xây dựng cũng đưa ra đánh giá, cơ cấu hàng hóa bất động sản, nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM dù đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường.

Theo đó, dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu phần lớn dân cư đô thị vẫn tồn tại. 

Bộ Xây dựng lo ngại thị trường bất động sản gặp khó và suy giảm mạnh ảnh 2

“Giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính gây bất ổn thị trường...", Bộ Xây dựng đánh giá. 

Trong khi giá cả hàng hóa bất động sản, giá nhà ở không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.

“Giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính gây bất ổn thị trường... Hệ thống thông tin về thị trường bất động sản hiện nay chưa hoàn toàn đầy đủ để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước về bất động sản”, cơ quan này đưa ra nhận định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.