Ngày 20/9, Bộ GD&ĐT chính thức kiểm tra NXBGDVN liên quan tới vấn đề độc quyền SGK Ảnh: Hồng Vĩnh

Truy lợi ích nhóm gây độc quyền sách giáo khoa

TP - Trước yêu cầu của ĐBQH đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra ngay NXB giáo dục về độc quyền SGK, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho rằng muốn “truy tận gốc” phải có bằng chứng, nhưng không dễ vì có rất nhiều cách để hợp lý hóa tài chính.
Sẽ có thị trường cạnh tranh về SGK bắt đầu từ năm học 2019-2020 Ảnh: Như Ý

'Cuộc chiến' thị phần SGK mới: Nhà xuất bản chạy đua

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong về câu chuyện biên soạn chương trình và viết SGK mới, một người trong cuộc xin phép không nêu tên cho biết, hiện ông đang được một NXB lớn mời viết SGK. “Về lý thì khi nào công bố chương trình, các tác giả mới viết SGK. Nhưng hình như đâu đó có NXB đã căn cứ vào chương trình  dự thảo để viết” - vị này cho hay.
Nhiều phụ huynh lựa chọn SGK luyện giải bài tập cho con. Ảnh: Như Ý.

'Cuộc chiến' thị phần sách giáo khoa mới?

TP - Từ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần chữ cái của tiếng Việt được đưa lên mạng xã hội bỗng chốc trở thành một “cuộc chiến”, hay đúng hơn là một làn sóng kêu gọi “tẩy chay” sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ. 
Rất nhiều cuốn SGK các cấp đều có phần chừa sẵn yêu cầu HS làm bài tập, điền vào chỗ trống. Trong ảnh: SGK Tiếng Việt lớp 4, SGK Hóa lớp 8 và SGK Toán lớp 4 đều có bài tập để HS viết vào. Ảnh: Nghiêm Huê.

Xóa độc quyền để có thị trường sách giáo khoa lành mạnh

TP - Những hạn chế của SGK hiện hành sẽ được rút kinh nghiệm cho chương trình SGK sắp tới. Thị trường SGK từ năm sau sẽ lành mạnh, phong phú hơn so với thị trường hiện nay. Ðây cũng là điều mà cả xã hội đang mong chờ vào sự thay đổi “một chương trình nhiều bộ SGK” của Bộ GD&ÐT. Muốn vậy việc “cầm cân nảy mực” trong việc thẩm định nhiều bộ SGK tới đây sẽ phải hết sức chuyên nghiệp và công tâm.
Học sinh không thể dùng SGK cũ vì trong SGK có cả phần bài tập học sinh có thể giải luôn trong sách. Ảnh : Như Ý.

Bất ngờ khan hiếm sách giáo khoa: Hàng nghìn tỷ đang bị lãng phí

TP - Trao đổi với Tiền Phong, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, bà Nguyễn Thị Mai Hoa (ảnh) cho rằng, quy trách nhiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đối với việc một số cuốn SGK cũ không thể tái sử dụng do có phần bài tập học sinh có thể giải trực tiếp là hoàn toàn chính xác. Sắp tới, “tôi đề nghị, nếu bộ sách nào, cuốn sách nào có hiện tượng này thì kiên quyết không thẩm định”, bà Hoa nói.
50% SGK bán kèm 50% sách bài tập

50% SGK bán kèm 50% sách bài tập

TP - Theo các phụ huynh, sách bài tập đi kèm SGK dùng một lần có bắt buộc phải mua hay không phụ thuộc vào giáo viên của từng môn học. Tuy nhiên, khi đăng ký với trường, thường đăng ký trọn bộ, trong đó 50% là sách bài tập đi kèm chỉ dùng một lần rồi vứt đi.
Việc tạo điều kiện cho học sinh giải bài tập trực tiếp là SGK đồng nghĩa với việc SGK chỉ dùng một lần, học sinh lớp sau không thể dùng lại được SGK của học sinh lớp trước. Ảnh : Như Ý.

Cho học sinh viết vào SGK - 'tiểu xảo' để bán sách?

TP - Nước ta vẫn còn nghèo, ấy vậy mà mỗi năm phụ huynh phải móc hầu bao hơn 1 nghìn tỷ đồng để mua khoảng 100 triệu cuốn SGK các loại. Ðiều đáng nói, sau 1 năm đa số “núi” sách khổng lồ trên không thể tái sử dụng vì học sinh đã giải bài tập thẳng vào sách. GS Ðinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng trường ÐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng đây chính là thủ thuật, tiểu xảo để bán sách chứ không hề có ý nghĩa gì về mặt chuyên môn.
Việc in sách bài tập đi kèm SGK chỉ dùng một lần là không phù hợp. Ảnh: Như Ý.

Bất ngờ khan hiếm sách giáo khoa: Chuyện ở xứ người

TP - Tại nhiều quốc gia khác, không hề có một bộ SGK cứng trong suốt năm học, học sinh có thể mượn sách ở trường và phụ huynh không phải bỏ tiền mua SGK cho con. Ðó là bức tranh về SGK khá tương phản với tình trạng hiện nay tại Việt Nam. Theo các chuyên gia giáo dục, thay vì đổ tiền vào SGK hãy đầu tư cho đội ngũ giáo viên.
NXBGDVN quy định SGK không được trả lại, bán hết thì lãi, bán ế thì lỗ, các nhà sách phải chịu. Ảnh:Như Ý.

Học liệu ngoài sách giáo khoa, miếng bánh béo bở

TP - 'SGK đi kèm sách bài tập như hiện nay là không phù hợp. Cách làm như vậy là người viết sách, in sách đã thiên về kinh doanh mà xem thường yếu tố giáo dục', GS.TS Phạm Hồng Tung, chủ biên môn Lịch sử, Chương trình GDPT tổng thể nhấn mạnh.
Phụ huynh cùng con lựa chọn mua sách giáo khoa tại một hiệu sách ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu.

Bất ngờ khan hiếm SGK: Những con số đáng giật mình

TP - Năm 2016, số lượng SGK phát hành của NXB Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) chiếm tới  56.4% ngành xuất bản. Năm 2017, con số này là 50.4%. Ðó là chưa kể các loại ấn phẩm khác. Như vậy, số lượng phát hành SGK của NXBGDVN bằng tất cả ấn phẩm in ấn của các NXB khác của Việt Nam cộng lại. Trong khi đó, SGK dùng một năm, sau đó lại in sách mới.
Sách bài tập Toán, Tiếng Việt lớp 2 có phần làm bài tập ngay trong sách.

Sách giáo khoa: Mua tiền triệu, bán đồng nát

TP - Nhiều phụ huynh cho rằng, đầu năm học phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua trọn bộ sách giáo khoa (SGK) nhưng cuối năm bán đồng nát mỗi kg 2.000 đồng là rất lãng phí. Bởi những quyển sách bài tập này sau khi dùng chỉ có thể bỏ đi, học sinh lớp dưới không dùng lại được.
Phụ huynh tìm mua sách cho con tại TPHCM nhưng các nhà sách đều “cháy” hàng. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Chạy chục nhà sách vẫn mua không đủ bộ

TP - Học sinh TPHCM đã tựu trường nhưng nhiều em trong số đó vẫn chưa có đủ SGK để học. Tình trạng tương tự xảy ra ở các tỉnh ÐBSCL, nhiều người tỏ ra thất vọng vì các nhà sách lớn nhỏ đều đã “cháy hàng” từ lâu.
Phụ huynh nháo nhào tìm sách cho con, các nhà sách kẹt cứng người

Phụ huynh nháo nhào tìm sách cho con, các nhà sách kẹt cứng người

TPO - Tối 20/8, hàng ngàn phụ huynh ở TPHCM nhốn nháo chạy khắp các nhà sách để tìm mua sách cho con nhưng không ít người trong số đó thất vọng vì nhiều SGK các lớp đầu cấp như lớp 1, 6 và 10 đã hết cách đây hơn cả tháng trời nhưng đến nay vẫn không có hàng. Trong khi đó, tại các nhà sách, phụ huynh rồng rắn xếp hàng mua sách vở và dụng cụ học tập cho con khiến nhiều nhà sách quá tải.