Tự hào truyền thống vẻ vang Đường Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào truyền thống vẻ vang Đường Hồ Chí Minh trên biển

TPO - Nhân Kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), T.Ư Đoàn phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân xây dựng bộ sản phẩm inforgraphic nhằm tái hiện lịch sử phát triển của tuyến đường huyền thoại này, qua đó khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ khích lệ đoàn viên, thanh niên cả nước tiếp tục nêu cao tinh thần xung kích sáng tạo, đóng góp sức trẻ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trên cảng Vũng Rô - Ảnh: CÔNG HOAN

60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Để vang mãi khúc tráng ca

TP - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cảng Vũng Rô (ở thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) là địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách của đoàn tàu không số. Vùng đất ấy đang từng ngày đổi thay và trở thành “địa chỉ đỏ” cho thế hệ trẻ Phú Yên hôm nay.
Thế hệ trẻ Khánh Hòa thả hoa tưởng niệm các chiến sĩ tàu không số C235 tại bến Hòn Hèo. Ảnh: Công Hoan

Hòn Hèo hôm nay

TP - Một ngày giữa tháng 10, chúng tôi có dịp trở lại xã đảo Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), vùng đất khắc ghi sự hy sinh anh dũng của thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng 13 chiến sĩ tàu không số C235 hàng chục năm về trước tại bến Hòn Hèo.
Anh hùng Nguyễn Văn Ðức kể về những lần vận chuyển vũ khí cho lớp trẻ hôm nay. Ảnh: SGGP

60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Nhớ lần gặp bác sĩ Ðặng Thùy Trâm…

TP - Anh hùng Nguyễn Văn Ðức là một trong những người tham gia đường Hồ Chí Minh trên biển từ thời kỳ đầu thành lập, có không ít kỷ niệm trong những chuyến vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam. Và một trong số kỷ niệm đó là lần ông cùng đồng đội bị thương, được Bệnh xá nơi bác sĩ Ðặng Thùy Trâm làm việc cứu chữa để sau đó trở về miền Bắc an toàn.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng lên tàu không số để vận chuyển cho chiến trường miền Nam. Ảnh: T.L

Tìm hướng vận chuyển mới

TP - Gia nhập đoàn tàu không số khi đường Hồ Chí Minh trên biển thành lập gần 3 năm, ông Vũ Trung Tính đã 18 lần tham gia các chuyến vượt biển vận chuyển vũ khí cho chiến trường. Việc gia nhập đoàn tàu không số giúp ông hiểu hơn về lịch sử con đường huyền thoại này, đồng thời cũng để lại cho ông những kỷ niệm không quên trong những lần tham gia vận chuyển vũ khí trên Biển Đông.
Bên bức ảnh tàu C235 treo tại nhà, CCB Lê Duy Mai kể cho chị Doãn Thị Thu về trận chiến đấu dũng cảm năm xưa của các đồng đội. Ảnh: Kiến Nghĩa

60 năm đường Hồ Chí Minh trên biển: Những cuộc gặp nghĩa tình

TP - Hơn 4 năm trước, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, báo Tiền Phong đã tổ chức các hoạt động tri ân về chiến công của tàu C235 huyền thoại, trong đó có mời những cựu chiến binh (CCB) còn sống cùng thân nhân các liệt sĩ (LS) của con tàu này tham gia chương trình. Việc mời tham gia chương trình trên của báo với mong muốn kết nối để có sự gặp gỡ đầy đủ hơn giữa những CCB tàu C235 và thân nhân LS của con tàu.
Các cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ tàu C235 trong cuộc gặp tại nhà bà Hường năm 2017. Ảnh: Kiến Nghĩa

Tình người hậu cứ

TP - Trong số những người đã cứu chữa, chăm sóc cho các thành viên tàu C235 thoát khỏi sự truy kích của địch ngày ấy, có hai người khá đặc biệt. Sau khi kết hôn với nhau, nơi ở của họ trở thành điểm dừng chân của những đồng đội và thân nhân liệt sĩ mỗi khi đến thăm viếng các liệt sĩ tàu C235. Hằng năm, vào ngày các thủy thủ tàu C235 hy sinh, vợ chồng họ đều tổ chức cúng giỗ cho các liệt sĩ.
Các CCB tàu C235 Lê Duy Mai, Hà Minh Thật, Lâm Quang Tuyến, Nguyễn Hồng Phong trước tấm bia ghi danh các đồng đội liệt sĩ tàu C235 tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Hòn Hèo. Ảnh: KIẾN NGHĨA

Bản hùng ca bất tử mang tên C235

TP - Sau khi bến Vũng Rô (tỉnh Phú Yên) bị địch phát hiện, bến Hòn Hèo (tỉnh Khánh Hòa) được lựa chọn để làm nơi giao nhận vũ khí. Tại đây, ngày 1/3/1968, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và các thủy thủ tàu C235 đã viết nên bản hùng ca bất tử về tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh của các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại đường Hồ Chí Minh trên biển. Đến nay, di tích tàu không số C235 ở bến Hòn Hèo năm xưa trở thành Khu di tích lịch sử Quốc gia.
Anh hùng Hồ Ðắc Thạnh kể chuyện vận chuyển vũ khí vào bến Vũng Rô cho thế hệ trẻ hôm nay. Ảnh: D.T.X

Huyền thoại về con tàu ba lần vào Vũng Rô

TP - Trong lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, tàu 41 (sau đổi thành tàu HQ-671) với thành tích ba lần vào bến Vũng Rô giao vũ khí cho chiến trường Khu 5 là một trong những chiến công vang dội nhất. 3 lần, trong hơn hai tháng, tàu hoàn thành nhiệm vụ giao gần 200 tấn vũ khí và trở về an toàn. Hiện tàu HQ-671 được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trong lần ra mắt Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9/1945 _Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Tự hào và biết ơn Bộ trưởng đầu tiên Võ Nguyên Giáp

TPO - Bằng tài năng xuất chúng, bằng mưu lược tinh thông và trên hết là cái tâm sáng chỉ biết vì nước, vì dân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền pháp chế hành chính vì dân, chủ động tham mưu cho Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành một loạt các sắc lệnh, văn bản hành chính.
Những địa danh gợi nhớ Cách mạng tháng Tám

Những địa danh gợi nhớ Cách mạng tháng Tám

TPO - Cách đây 76 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Nội đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, đập tan ách thống trị của thực dân, phát xít, góp phần quan trọng quyết định nhanh chóng kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.
Bà Minh hạnh phúc bên người con trai nuôi Ảnh: H.V

Tấm lòng của o du kích năm xưa

TP - Sau chiến tranh, người nữ du kích nằm vùng ấy mang thương tích đầy mình. Biết mình không có khả năng sinh con, chị tìm vợ mới cho... chồng. Nhưng rồi, như một kết thúc có hậu, những đứa trẻ đến với cuộc đời chị cất tiếng gọi “Mẹ”. Sau mấy chục năm chăm bẵm, chúng khôn lớn và quây quần đầm ấm.
Gia đình ông Thống giờ bán thêm gạo với hi vọng trả được món nợ bị lừa

Sự kiện Gạc Ma (Trường Sa), 33 năm: Nặng gánh mưu sinh

TP - “Hầu hết anh em cựu binh Gạc Ma quê Quảng Bình đều có xuất phát điểm rất thấp: Đa số con nông dân nghèo, tuổi xuân đã cống hiến cho Tổ quốc, học hành thì người cao nhất cũng chỉ tốt nghiệp cấp II, … Sau trận đánh bảo vệ Gạc Ma trở về đời thường anh em không bắt nhịp được với cuộc sống, nên hầu hết sống trong cảnh nghèo túng” - Hội trưởng Cựu binh Gạc Ma tại Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Thống nói về gia cảnh đồng đội mình.
Nơi hải chiến Hoàng sa, bây giờ…: Sống tại Nguyệt Thiềm

Nơi hải chiến Hoàng sa, bây giờ…: Sống tại Nguyệt Thiềm

TP - Sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) thì vòng Nguyệt Thiềm thành vùng trắng? Không phải vậy. Từ trước năm 2000, tàu cá của ngư dân cứ mở biển là vào thẳng vòng Nguyệt Thiềm để neo trú, nấu ăn, mưu sinh cho đến hết phiên biển. Khi trời bão, ngư dân chạy lên các đảo nhỏ và trú bão chung với ngư dân Trung Quốc.
Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu'

Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu'

TPO - Di tích Trại giam bệnh viện Chợ Quán (quận 5, TPHCM) là nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại lời di huấn: “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”. Những ngày này, nhiều người dân TPHCM thường xuyên tới thăm khu di tích đặc biệt này để dâng hương tưởng nhớ Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản.
Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Bình kiểm tra thông tin ghi chép về liệt sĩ để tổ chức tìm kiếm hài cốt các anh

Người lính Thành cổ Nguyễn Thanh Bình

TP - Sáu năm sau ngày đất nước thống nhất, dẫu có đủ điều kiện để ở lại TP Huế làm việc, song cựu binh Nguyễn Thanh Bình đã chọn mảnh đất Thành cổ Quảng Trị để quay về, với một mong ước cháy bỏng là tìm kiếm, cất bốc bằng hết hài cốt liệt sĩ-những đồng đội đã cùng ông chiến đấu, hy sinh bảo vệ mảnh đất này trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm Mùa hè Đỏ lửa 1972. 
Tượng đài Mai Quốc Ca ở Bắc cầu Thạch Hãn

73 năm ngày thương binh liệt sĩ: 19 giọt máu hồng bất tử

TP - Ngay mạn Bắc cầu sông Thạch Hãn ở phường An Đôn, thị xã Quảng Trị có Đài tưởng niệm Trung đội huyền thoại Mai Quốc Ca. Tượng đài mô phỏng 19 giọt máu, hình 19 trái tim màu sáng hồng lấp lánh, soi xuống dòng sông về câu chuyện bi hùng bất tử 48 năm trước trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm Mùa hè Đỏ lửa 1972 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
Các bạn đoàn viên, thanh niên nâng niu những đóa hoa trước khi dâng lên mộ liệt sĩ. Ảnh: THANH LỘC

Hoa dâng mộ liệt sĩ

TP - Sáu năm nay, trên mộ phần các anh hùng liệt sĩ tại 2 Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và 70 nghĩa trang ở các địa phương của tỉnh Quảng Trị luôn luôn có những bình hoa tươi. Ấy là thành quả của chương trình “Hoa dâng mộ liệt sĩ” do tỉnh phát động, trong đó có sự tham gia đắc lực của lớp trẻ.
Vạn bước chân mỗi ngày

Vạn bước chân mỗi ngày

TP - “Để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc nơi yên nghỉ của các anh, mỗi cán bộ ở nghĩa trang một ngày phải đi bộ ít nhất một vạn bước chân”. Một nữ đồng nghiệp của tôi đã thốt lên như vậy lúc mục sở thị công việc của các nhân viên ở Ban quản lý Nghĩa trang LSQG Trường Sơn trong những ngày hè rực nóng tháng Bảy này...
Toàn cảnh chùa Phu lam Đensavẳn, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào

Tháng Bảy, ngày về: Ngôi chùa tiễn các anh về đất Mẹ

TP - Có một ngôi chùa vùng biên ấm áp mang tên Phu lam Đensavẳn thuộc huyện Sê pôn, tỉnh Savannakhet (Lào). Và đặc biệt nữa khi hàng chục năm nay, nơi vùng biên giới Quảng Trị (Việt Nam) và Savannakhet này vẫn đều đặn diễn ra, một nghi lễ tôn giáo phát nguyện từ thành tâm của bà con các bộ tộc và các bậc sư thầy nước bạn đối với sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất nước Triệu Voi.