Lần đầu tiên tổ chức lễ hội đua thuyền rồng trên Hồ Tây

TPO - UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ tổ chức Lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2018 vào ngày 24/2 (tức mùng 9 Tết). Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức đua thuyền tại Hồ Tây với sự tham gia của 27 đội đến từ các quận huyện của Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội cho biết, sẽ có hơn 400 vận động viên tham gia. Các đội thi sẽ tham gia tranh tài ở 2 hạng mục: đua thuyền rồng tiêu chuẩn và đua thuyền rồng truyền thống. Mỗi hạng mục gồm nội dung nam, nữ và nam nữ phối hợp, thi đấu trên đường đua mặt nước cự ly 600m. Trước giờ thi đấu sẽ điễn ra lễ diễu hành của vận động viên đua thuyền rồng và mốt số bộ môn thể thao mặt nước khác.

Lễ hội tổ chức trên đoạn đường Thanh Niên (từ chùa Trấn Quốc đến vườn hoa Lý Tự Trọng) với đường đua dài 600 m; thời gian từ 10-15h ngày 24/2 (mùng 9 Tết Nguyên đán) và mở cửa miễn phí cho du khách.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, đây là lần đầu tiên TP Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền trên hồ Tây. Nếu lễ hội thành công, được công chúng đón nhận, thành phố có thể tổ chức lễ hội đua thuyền thành hoạt động thường niên và các đội mời có thể mở rộng ra khu vực ASEAN.

Tổng giá trị giải thưởng là 100 triệu đồng. Trong suốt lễ hội, Tổng Công ty hàng không Việt Nam (VNA) sẽ tài trợ toàn bộ bữa ăn cho các vận động viên và diễn viên biểu diễn trong lễ hội. Lễ hội này nhằm khôi phục và phát triển các môn thể thao truyền thống của dân tộc để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với Thủ đô Hà Nội. Từ đó, tạo điểm nhấn phát triển các môn thể thao dưới nước.

“Thành phố Hà Nội và VNA đặt mục tiêu phát triển sự kiện bơi chải thuyền rồng thành hoạt động xuyên suốt trong năm, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Thủ đô Hà Nội với bề dày truyền thống lịch sử”, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.