Tác giả lời 'Khúc hát sông quê' nói về duyên trời định với 'anh Tạo'

Tác giả lời 'Khúc hát sông quê' nói về duyên trời định với 'anh Tạo'
TPO - Nhà thơ Lê Huy Mậu - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu, tác giả bài thơ Khúc hát sông quê thảng thốt khi nghe tin Nguyễn Trọng Tạo qua đời. “Bất ngờ quá! Mới cách đây mấy tháng chúng tôi còn nằm cạnh nhau tâm sự mà giờ đã… ”- Lê Huy Mậu thốt lên.

Lê Huy Mậu kể anh quen Nguyễn Trong Tạo từ khá lâu, khi cả 2 tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc năm 1985 tại Hà Nội. Rồi có lần khi ra Huế, Nguyễn Trọng Tạo cũng mời Lê Huy Mậu tới thăm nhà. “Chúng tôi thân nhau vì cùng là nhà thơ, lại cùng xuất thân nơi xứ Nghệ. Năm 2002, trong một lần anh ấy vào tham dự trại sáng tác ở Vũng Tàu, tôi đã đưa anh Tạo bài thơ Khúc hát sông quê”.

Tác giả lời 'Khúc hát sông quê' nói về duyên trời định với 'anh Tạo' ảnh 1

 Nguyễn Trọng Tạo- Anh Thơ và Lê Huy Mậu (Từ trái qua) 

Theo Lê Huy Mậu, bài thơ đó chưa phải là bài thơ tâm đắc nhất của anh nhưng vì mới sáng tác nên đưa cho Nguyễn Trọng Tạo xem để chia sẻ. Nguyễn Trong Tạo cầm lấy hờ hững rồi bỏ đó, cả 2 rủ nhau đi uống rượu.

“Tôi không nghĩ bài thơ sẽ phổ nhạc. Nên sáng hôm sau, anh Tạo đột ngột gọi tôi ra, tôi cũng không hiểu chuyện gì. Nhưng khi anh Tạo nói đã phổ nhạc bài thơ, tôi hoàn toàn bất ngờ. Và bất ngờ hơn nữa khi anh Tạo hát cho tôi nghe, nhưng giai điệu da diết, đầy tự sự. Tôi hiểu anh Tạo đã cho bài thơ thăng hoa thành một ca khúc hay. Số phận đã cho bài thơ của tôi đến với anh Tạo”.

Lê Huy Mậu cũng cho rằng khi nghĩ về quê hương, mỗi người đều có những hình ảnh, những kỷ niệm. Với Lê Huy Mậu thì là dòng sông và trong một phút cảm thán anh đã rút ruột để viết lên bài thơ Khúc hát sông quê. Từ bài thơ đó, anh đã nhận được sự đồng cảm của Nguyễn Trọng Tạo và trong Nguyễn Trọng Tạo cũng có những cảm xúc quê hương như thế.

Qua bài thơ của Lê Huy Mậu, Nguyễn Trọng Tạo tìm lại được cảm xúc đó để đưa giai điệu vào. “Cái hay của Nguyễn Trọng Tạo là anh ấy chỉ lấy vài câu thơ của tôi để phổ nhạc nhưng vẫn giữ nguyên được cảm xúc, được tinh thần của bài thơ. Vài câu thơ cô đọng, một đoạn nhạc đầy da diết đã làm cho các câu thơ trở nên có sức sống, nhận được sự đồng cảm của mọi người”

Tác giả lời 'Khúc hát sông quê' nói về duyên trời định với 'anh Tạo' ảnh 2

Lê Huy Mậu và Nguyễn Trọng Tạo 

Lê Huy Mậu kể khi bài hát Khúc hát sông quê được Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu đã có nhiều người rất thích, trong đó có cả những ca sỹ nổi tiếng đề nghị được hát. Nhưng Nguyễn Trọng Tạo lại chọn Anh Thơ - một ca sỹ còn trẻ chưa nổi lắm để giới thiệu ca khúc này. Đây là một cái tài nữa của Nguyễn Trọng Tạo khi lựa chọn chính xác bởi chính Anh Thơ là người đã đưa ca khúc đó đến với người nghe lần đầu tiên, truyền được cái hồn, cái đẹp của ca khúc. Mà trong âm nhạc, lần đầu tiên rất quan trọng. ‘Cái duyên trời định cho bài thơ của tôi gặp Nguyễn Trọng Tạo, và thêm một làn duyên nữa khi Nguyễn Trọng Tạo đã trao đứa con tinh thần đó của chúng tôi vào đúng người giỏi: Đó là ca sỹ Anh Thơ. Ca khúc Khúc hát sông quê thành công nhờ những cái duyên như thế”

Lê Huy Mậu cho biết anh sẽ bay ra trong chuyến bay sớm nhất để dự đám tang của Nguyễn Trọng Tạo. “Chúng tôi là bạn, nhưng hơn cả tri kỷ vì chúng tôi đã tìm được sự đồng điệu trong Khúc hát sông quê”- Lê Huy Mậu nói.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.