Đề xuất mới tính phí đại học: Sinh viên 'gánh' bao nhiêu?

Đề xuất sinh viên đóng học phí dựa theo thu nhập bình quân đầu người
Đề xuất sinh viên đóng học phí dựa theo thu nhập bình quân đầu người
TPO - Nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Hiệp đưa ra hai phương pháp tính chi phí đào tạo một sinh viên là tính theo các khoản thực chi của các cơ sở giáo dục ĐH và đối sánh với thu nhập bình quân đầu người. Từ đó, đưa ra đề xuất tính học phí sinh viên có thể đóng trong các trường ĐH.

Nghiên cứu này nằm trong trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Bộ “Sử dụng mô hình toán nghiên cứu, đánh giá một số khía cạnh tài chính trong giáo dục ĐH và đề xuất chính sách” của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán.

Trong báo cáo của mình, TS. Phạm Hiệp cùng với nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo dục ĐH Việt Nam vốn có truyền thống được nhà nước bao cấp hoàn toàn nên trong quá trình chuyển dịch sang cơ chế thị trường, việc quan tâm tính toán chi phí để đào tạo 1 sinh viên/năm học(chi phí đơn vị) của giáo dục ĐH vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Việc phân bổ ngân sách cũng như mức thu học phí chưa được tính toán hợp lý; dựa trên các căn cứ khoa học. Do đó, việc tính đúng và đủ chi phí đơn vị giáo dục ĐH sẽ là tiền đề để đảm bảo chất lượng; làm căn cứ để nhà nước có mức đầu tư thỏa đáng cũng như để các trường đưa ra mức học phí phù hợp. Việc tính đúng đủ giá chi phí đơn vị giáo dục ĐH cũng là tiền đề cho các ước tính liên quan đến chính sách đảm bảo công bằng trong tiếp cận cơ hội học tập như học bổng/tín dụng sinh viên.

Nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Hiệp đưa ra hai phương pháp tính chi phí đào tạo một sinh viên là tính theo các khoản thực chi của các cơ sở giáo dục ĐH. Với cách tính này, thì chỉ giúp tính đúng những chi tiêu mà cơ sở giáo dục ĐH đang phải chi trả trong thực tế, chưa giúp tính đủ theo khả năng chi trả thì phía người học.

Phương pháp thứ hai là đối sánh với GDP đầu người. Phương pháp này đã được GS. Phạm Phụ đề xuất từ năm 2010 với mức tính 120% GDP đầu người /năm/sinh viên.

So sánh dữ liệu với 30 nước về mối quan hệ giữa chi phí đơn vị với GDP đầu người của nhóm nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang rơi vào nước thấp nhất. Hiện nay, với các trường ĐH công đại trà Việt Nam, chi phí đào tạo đơn vị mới chỉ chiếm 25% GDP đầu người. Trong khi đó, trường ĐH Anh Quốc Việt Nam là 375% GDP đầu người.

Tại hội thảo giáo dục ĐH – Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế do Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Quốc hội vừa tổ chức, ông Thái Bá Cần, trường ĐH quốc tế Hồng Bàng cũng đưa ra đề xuất tính theo phương pháp mà GS. Phạm Phụ đã đưa ra.

Theo ông Thái Bá Cần, việc xác định suất đầu tư cho giáo dục ĐH không chỉ đơn thuần dựa vào mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo mà còn phải tính tới sức chịu đựng của nền kinh tế và khẳng năng chi trả của hộ gia đình. Do đó, ông Thái Bá Cần đề xuất chi phí đơn vị bằng 70% GDP mỗi năm. Nhưng mức học phí các trường ĐH công lập sẽ được tính theo công thức: 70% GDP – Ngân sách nhà nước chi (50% GDP).

Như vậy mức học phí sinh viên phải đóng hàng năm vào khoảng 20% GDP. Cũng theo ông Cần, hiện nay, sinh viên công lập đang chiếm 87% thổng số sinh viên. Vì vậy, nếu giảm số sinh viên công lập khoảng 20% thì sẽ đạt được mức chi ngân sách 50% GDP bình quân đầu người cho giáo dục ĐH.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.