Đề xuất nóng: Giáo viên đi chung nhà vệ sinh với học sinh

Đề xuất nóng: Giáo viên đi chung nhà vệ sinh với học sinh
TPO - Phụ huynh đề nghị để giáo viên và học sinh dùng chung nhà vệ sinh để nhà trường có động lực nhanh chóng cải thiện tình trạng nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi thối.

Liên quan đến việc nhà vệ sinh hôi hám bẩn thỉu, khiến học trò bị ám ảnh, nhiều độc giả đã gửi thư về tòa soạn báo Tiền Phong chia sẻ bức xúc và tỏ ra khá đồng cảm với nỗi khổ của học sinh.

Bạn đọc tên Khánh, địa chỉ email: khanhht@gmail... viết: Tôi thấy đây thực sự là vấn nạn của học đường, con tôi đi học về nói nhà vệ sinh khai, bẩn kinh khủng, nhiều hôm phải nhịn về nhà mới đi. Thật tội nghiệp bọn trẻ!

Một bạn đọc tên Thiên, địa chỉ email: thienpack@gmail... cũng than: nỗi khổ sở của nhiều học trò ở Hà Nội đây, tôi thấy nhiều cháu và các phụ huynh đều kêu ca cái nhà vệ sinh ở trường.

Còn bạn Diễm Hương, địa chỉ email: dh@gmail...viết: Tôi và nhiều phụ huynh rất bức xúc vấn đề này. Mặc dù mỗi năm học đều đóng tiền xây dựng trường mà các con chúng tôi không có được chỗ đi vệ sinh tử tế.

Bạn Trịnh có địa chỉ email:trinhluongtb@gmail đưa ra đề xuất: Thiết nghĩ, nhà trường nên thuê công nhân vệ sinh môi trường của các công ty sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn. Ngày trước các bệnh viện cũng nuôi hộ lý để làm tạp vụ nhưng vệ sinh rất kém. Giờ hầu như nào cũng có hợp đồng với các công ty môi trường họ làm rất tốt, rất sạch sẽ

Bạn Phạm Hồng Quỳnh ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội gửi về tòa soạn: trong thời đại văn minh, ở Hà Nội, kể cả vùng nông thôn thì gia đình nào dù nghèo mấy cũng đã có nhà vệ sinh sạch sẽ. Thế nhưng, ở các trường học, đặc biệt là các trường công lập, tình trạng nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi hám vẫn phổ biến khiến nhiều em phải nhịn đi vệ sinh.

Điều đáng nói là về cơ sở vật chất, các trường học đều đã xây dựng những nhà vệ sinh khá hiện đại, tuy nhiên, do công tác đảm bảo vệ sinh không được thường xuyên nên những nhà vệ sinh này rất hôi hám, nhất là sau những giờ ra chơi.

Hầu như học sinh nào khi được hỏi về nhà vệ sinh cũng cho biết, phải bất đắc dĩ lắm các em mới dám đi vệ sinh ở trường do bẩn thỉu và mùi hôi khó chịu. Nhiều em cho biết không dám uống nước vì sợ phải đi vệ sinh ở trường.

Trong khi đó, một số học sinh cho biết khi bí quá đã “đi trộm” vào nhà vệ sinh của giáo viên vì ở đó “sạch sẽ và thơm tho, không bẩn như chỗ của học sinh".

Nhà vệ sinh trường học: Chỗ như khách sạn, nơi như bãi hoang

Nhà vệ sinh mà như bãi rác ở một trường học của Hà NộiThiếu nước, giấy vệ sinh vứt tung tóe, chỗ rửa tay, cửa nhà vệ sinh hỏng cả tháng trời không được thay là thực trạng chung của nhiều nhà vệ sinh của nhiều trường tại Hà Nội. Không ít học sinh nhịn 'giải quyết', thậm chí chấp nhận viết bản kiểm điểm để trốn trường tìm nơi đi vệ sinh.

Chị Hương, mẹ của một học tại một trường công lập thuộc quận Ba Đình cho rằng, các trường học mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh “đạt chuẩn” chứ chưa thực sự quan tâm đến việc dọn vệ sinh thường xuyên, đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ cho các con. 

“Con gái tôi tính tình rất sạch sẽ và đây lẽ ra là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, tôi lại hết sức lo lắng vì cháu sợ nhà vệ sinh ở trường đến mức buổi sáng chỉ dám ăn đồ khô, đến lớp không dám uống nước. Cứ lâu dần như vậy thì tôi lo cháu sẽ bị bệnh mất” - một vị phụ huynh chia sẻ.

“Có thể là do kinh phí để thuê người dọn dẹp còn hạn hẹp, nhưng theo tôi, khoản này phụ huynh có thể đóng góp thêm. Nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế sẵn sàng tài trợ các hoạt động của trường hoặc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất với số tiền lớn, tại sao nhà trường không huy động tiền để thuê thêm nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh?

Theo tôi, nên để giáo viên và học sinh đi chung nhà vệ sinh, khi ấy nhà trường mới khẩn trương tìm biện pháp khắc phục, bởi các thầy cô chắc chắn sẽ không thể chịu nổi tình trạng mất vệ sinh mà các em đang phải chịu đựng” - một phụ huynh đề xuất.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".