Đốt bằng và câu chuyện có nên học đại học?

Bằng tốt nghiệp đại học bị đốt. Ảnh cắt từ clip.
Bằng tốt nghiệp đại học bị đốt. Ảnh cắt từ clip.
TPO - Hình ảnh đốt hai tấm bằng du học Nhật, đã gây xôn xao công đồng mạng hay gần đây cựu sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM đốt bằng cử nhân kéo theo đó là những tranh cãi có nên học đại học?

Không muốn gia đình can thiệp vào việc chọn nghề nghiệp, nam thanh niên 26 tuổi đã đốt bằng cử nhân kinh tế.

Trong video dài hai phút xuất hiện trên mạng xã hội mới đây, nam thanh niên tẩm hóa chất vào bằng đại học và đốt, chia sẻ "từ bỏ tất cả để đến với ước mơ".

Được biết, người đốt bằng sau đó đăng tải lên mạng xã hội là cựu sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng của trường. Anh này 26 tuổi, tốt nghiệp năm 2014.

Anh này kể, vài năm qua, gia đình ngăn cản không cho anh sử dụng máy tính xách tay tham gia công việc bán hàng, bắt phải làm việc khác. Cho rằng tấm bằng đại học là sự phụ thuộc của bản thân nên anh đốt để "vĩnh viễn không phụ thuộc vào khuôn khổ gia đình".

Đại diện Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, trường sẽ cấp bản sao bằng tốt nghiệp nếu cựu sinh viên này đi xin việc làm.

Trước đó, mạng Facebook xôn xao việc cô gái trẻ đốt từ học bạ đến sách vở. Thông tin không rõ vì sao cô gái này đốt học bạ, nhưng đã gây ra luồng tranh luận về sự quan trọng của bằng cấp.

Trước đó, tài khoản Facebook X.H đăng thông tin một cử nhân của trường đại học có tiếng ở Hà Nội đốt bằng đại học với mong muốn… thức tỉnh cộng đồng.

Nam sinh này cho biết, anh muốn đốt bằng đại học để chứng minh đây chỉ là tờ giấy. Học đại học không phải mục đích kiếm bằng mà là kiếm nghề. 

Vào năm 2016, việc có tên Dinh Thanh Hung đăng hình ảnh đốt hai tấm bằng du học Nhật, đã gây xôn xao công đồng mạng, kéo theo đó là những tranh cãi.

Facebooker có tên Dinh Thanh Hung chia sẻ: “Hôm nay tấm bằng JLPT-N1 đã về đến tay. Lần này thi được 177 điểm, chắc cũng có số có má tại Việt Nam. Quyết định đốt luôn. Đốt xong, nhớ ra hơn 1 năm trước thi kỳ thi cho du học sinh (EJU) bên Nhật cũng được thủ khoa khối du học sinh Việt Nam, tiện bật lửa, lôi ra đốt nốt...”, chủ nhân 2 tấm bằng chia sẻ trên facebook cá nhân.

Thông điệp của thanh niên có tên Hung sau khi đốt 2 tấm bằng du học Nhật là “Hãy học vì sự phát triển của bản thân, đừng vì một luật lệ nào đó mà giới hạn khả năng của mình”. 

Đốt bằng và câu chuyện có nên học đại học? ảnh 1 Hình ảnh đốt bằng du học Nhật được Hung đăng trên trang cá nhân
Tranh luận nóng sau những vụ đốt bằng

Hình ảnh đốt bằng của các cựu sinh viên hay việc đốt bằng du học của facebooker Hung đã gây ra nhiều tranh cãi.

Theo Tiến sĩ Đỗ Văn Đăng- giảng viên của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng đây là hành động của người thích thể hiện chứ không hiểu gì về giá trị của bằng cấp.

"Giờ nhà tuyển dụng nhận 1.000 hồ sơ thì làm sao mà thử việc hết được, lúc đó phải có tiêu chí để loại trừ. Vậy bằng cấp là một yếu tố. Tuy nó không quyết định tất cả nhưng rất quan trọng- tiến sĩ Đăng nói

“Ý sau của thanh niên này đưa ra nguyên nhân của việc đốt bằng là đúng khi anh ấy làm chủ được con đường của mình. Nếu ai cũng làm được thế thì không có người đi làm thuê. Đấy cũng là một cách đi và cách suy nghĩ nhưng đừng áp đặt nó vào số đông”- tiến sĩ Đăng nhấn mạnh.

Chị Thanh Thúy, trưởng phòng nhân sự của một công ty ở Mỹ Đình, Hà Nội nêu quan điểm, bằng đại học không có giá trị với nhiều người.

Năng lực của bạn mới quan trọng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, những bạn trẻ trước khi đốt bằng đại học nên nghĩ lại xem mình đã làm được gì. Đừng đổ lỗi cho cha mẹ, xã hội. Đốt bằng chỉ là phản ứng tiêu cực, không giải quyết được điều gì cả”- chị Thúy cho biết.

Theo anh Văn Quang, người có thâm niên 9 năm học tập và làm việc ở Nhật Bản cho rằng, hành động đốt bằng thực chất là hành động khoe khoang. "Người biết trân trọng công sức mình bỏ ra thì không bao giờ đốt bỏ như vậy", anh Quang nói.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.