Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi

TPO - Năm nay, tại kỳ thi THPT quốc gia, đề thi, bài thi được bảo quản như thế nào Bộ GD&ĐT quy định rất rõ. Thậm chí, ở phòng bảo quản đề thi, bài thi, trách nhiệm của từng cá nhân cũng được nêu cụ thể. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT còn cho rằng, ở căn phòng đặc biệt này của mỗi điểm thi, những người không phận sự, không nên vào.

Theo quy định tại thông tư hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT 2019 của Bộ GD&ĐT, khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Đề thi, bài thi của thí sinh phải được bảo quản tại phòng các phòng riêng (không sử dụng phòng bảo quản đề thi, bài thi chung với với các hoạt động khác);

Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi ảnh 1

Luôn có lực lượng an ninh túc trực để bảo vệ đề thi, bài thi

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động bên trong phòng 24 giờ/ngày. Số lượng, vị trí camera đảm bảo bao quát được toàn bộ hoạt động trong phòng.

Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi ảnh 2

Camera được lắp trong phòng lưu trữ đề thi, bài thi 

Camera không kết nối internet, phải có bộ lưu điện dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục kểcả khi mất điện lưới; dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu là 21 ngày; ngay sau khi bài thi được chuyển khỏi phòng, thiết bị lưu trữ của camera được niêm phong và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ trong thời gian ít nhất là 1 năm.

Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi ảnh 3

Tủ đựng bài thi, đề thi năm nay được quy định là tủ sắt, có khóa.

Phải có ít nhất 1 công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 01 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi;

Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi ảnh 4

Tủ sẽ phải được kiểm tra và niêm phong trước khi đề thi, bài thi được đưa đến lưu trữ trong thời gian thi.

Bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt (không để chung với tủ đựng đề thi). Tủ đựng đề thi, bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi là người của trường ĐH, CĐ phối hợp), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ.

Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi ảnh 5


Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của Công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời, lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trưởng Điểm thi và những người chứng kiến.

Bài thi sẽ được vận chuyển về nơi quy định của mỗi Sở GD&ĐT ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng.

Ở các địa phương, theo tìm hiểu của phóng viên, theo yêu cầu Phó Trưởng điểm thi, hoặc thư ký (là giảng viên ĐH) phải thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu lại tại điểm thi. Vì thế, có nhiều điểm thi, vị trí này là nữ nên lực lượng công an của địa phương cũng phải cử 1 nữ cán bộ để túc trực cùng.

Đột nhập căn phòng đặc biệt chứa đề thi, bài thi ảnh 6 Tại Hà Giang, tất cả các điểm thi đều được lắp 2 camera thay vì 1 camera như quy định tại phòng lưu trữ bài thi, đề thi.
Camera có nhiệm vụ "soi" vào tủ đựng bài thi, đề thi và mọi hoạt động diễn ra tại căn phòng này.
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.