Phạt quỳ học sinh hư: Cần thay đổi quan điểm triết lý

Hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học gây xôn xao trên cộng đồng mạng xã hội những ngày gần đây.
Hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học gây xôn xao trên cộng đồng mạng xã hội những ngày gần đây.
TPO - Vụ việc cô Lê Thị Quy, chủ nhiệm lớp 9B trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội) phạt học sinh quỳ trong lớp vẫn đang làm dấy lên nhiều quan điểm tranh luận trái chiều.

TS Tâm lý Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội: Đã đến lúc cần thay đổi quan điểm triết lý

Niềm tin trừng phạt thân thể khắc nghiệt là một phương pháp có hiệu quả vẫn còn in đậm trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của người lớn trong đó có cả một bộ phận những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

Vậy tại sao nhiều người vẫn tin và ủng hộ trừng phạt thân thể trong giáo dục. Điều này không phải chỉ xuất hiện riêng ở Việt Nam?

Ở vụ việc cụ thể này, hình phạt này chỉ áp dụng cho 1 học sinh mà phụ huynh của em đó cho phép. Các phụ huynh học sinh khác không cho phép. Nếu cô làm chỉ với 1 học sinh thì sẽ không công bằng với lớp. Bản thân học sinh đó sẽ cảm thấy mình bị phân biệt đối xử.

Nếu không có hệ quy tắc và những hình thức phạt để điều chỉnh hành vi cho học sinh thì giáo viên mất chức năng của một nhà giáo dục.

Vấn đề là nhà giáo dục cần phải xây dựng được một hệ thống các nguyên tắc nội quy ứng xử và các hệ quả (gọi thay thế cho hình phạt). Những hình phạt này cũng cần phải được đưa ra dựa trên các nguyên tắc tôn trọng trẻ, hợp lý với sự phát triển lứa tuổi và liên quan đến vụ việc để giáo dục hành vi của trẻ”- TS Nam nhấn mạnh.

Việc giáo dục trẻ hư cần thay đổi lại quan điểm triết lý. Cách thức tốt nhất để làm giảm hành vi vi phạm nội quy ở trẻ hư không phải là trừng phạt các hành vi này thật nghiêm là hãy tạo điều kiện và chú ý khen thưởng những hành vi tốt của các em này. Khi các em chưa có hành vi nào được xem là “tốt” theo quan niệm thông thường thì việc các em không có hành vi vi phạm nội quy cần phải được chú ý và động viên đó là sự cố gắng và là điều giáo viên mong muốn.

Cô giáo Nguyễn Đình Thị Thủy - Giáo viên dạy Văn trường THPT Hoài Đức A: Vì sự an toàn, đừng lựa chọn

Nếu trong trường hợp này, dù được phụ huynh đề xuất nhưng chắc sẽ không dùng hình thức này. Không phải phụ huynh nói gì cô giáo cũng nghe theo. Nếu học sinh mắc lỗi, hãy phạt theo đúng quy định và nội quy của nhà trường. Và việc học sinh mắc lỗi chấp nhận quy định của giáo viên, nhà trường như đó là việc đương nhiên phải làm.

Đôi khi, giáo viên có thể cân nhắc việc phạt học sinh hư, nhưng vẫn phải hợp lý. Nhưng với sự an toàn trong quá trình làm nghề, thì đừng lựa chọn những hình phạt như quỳ để có thể ảnh hưởng cho bản thân.

Giáo dục học sinh phải đi kèm với hiểu biết về pháp luật cũng như hiểu biết tâm sinh lý trẻ, hiểu biết về các phương pháp sư phạm thì mới có hiệu quả.

TS Vũ Thu Hương -ĐH Sư phạm Hà Nội: “Nhiều gia đình có con bất trị vì hay bênh vực con trước mặt cô giáo”

TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng phạt học sinh bằng cách quỳ chắc chắn không phải là cách tốt, đôi khi còn mang lại những hậu quả tiêu cực. Các hình phạt giúp học sinh tiến bộ lên, nhưng vẫn phải tôn trọng cơ thể của trẻ. Tuy nhiên việc gia đình cháu bé làm ầm lên, lại phản giáo dục, tai hại hơn cả hình thức phạt của cô giáo.

Việc làm này của phụ huynh khiến hình phạt của cô giáo trở nên vô nghĩa, học sinh có thể nghĩ rằng bản thân không bao giờ sai, mọi lỗi lầm đều do cô giáo. Theo TS Vũ Thu Hương, thực tế, hình thức phạt quỳ rất phổ biến ở thời kỳ trước giải phóng. Chính bản thân các cô giáo có lẽ cũng đã được giáo dục bằng phương pháp này, nên chưa ý thức hết được tác động đến học sinh, thậm chí có thể nghĩ rằng việc này có lợi cho học sinh.

Không phải tất cả các nước trên thế giới đều tôn trọng học sinh bằng cách không đánh các em. Có đến 17 bang tại nước Mỹ đồng ý rằng học sinh cũng cần phải “ăn roi”. Rất nhiều quốc gia có hình thức phạt quỳ học sinh trên các hạt đỗ đông lạnh để phải chịu cảm giác đau, nhớ lâu. Họ đề cao các hình phạt này mà không hề ngăn cấm hay lên án.

“Tôi rất thông cảm với những áp lực mà giáo viên phải chịu, nhưng cũng không đồng ý với cách làm của cô giáo này. Sở dĩ việc này trở nên căng thẳng do cách giáo dục của giáo viên không nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Trong câu chuyện này, những người làm giáo dục đều thấy được ý tốt của cô giáo, nhưng những người trong ngành giáo dục không hề có tiếng nói bênh vực với giáo viên và giải quyết mâu thuẫn với phụ huynh. 

Rồi cũng từ những câu chuyện tương tự, ngành giáo dục đã đưa ra những dự thảo quy định ngang trái như phạt tiền 20-30 triệu với giáo viên đánh, mắng học sinh. Điều này càng khiến những mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn. Giáo viên là người đứng giữa việc làm thế nào để học sinh tiến bộ và không được sử dụng hình phạt với học sinh. Giáo viên sẽ là người thiệt thòi, áp lực trong câu chuyện này, nếu như lãnh đạo không hiểu, thông cảm và giúp đỡ họ. Bản thân tôi cũng đặt ra câu hỏi, công đoàn ngành giáo dục ở đâu để không có những cách giải quyết tốt hơn”, TS Hương băn khoăn. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.