Quy định 1m50 mới được vào sư phạm: Giáo viên không phải là người mẫu

TPO - Trước quy định của một trường đại học ở TP HCM, thí sinh có chiều cao tối thiểu 1m50 mới đủ điều kiện xét tuyển vào ngành đào tạo giáo viên khiến nhiều giáo viên, nhà giáo dục bày tỏ ý kiến và cho rằng không hợp lý.

Không hợp lý?

Đưa quan điểm về quy định này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, quy định này không phù hợp.

TS Hương cho rằng, nếu 1 cô giáo có tầm vóc bé nhỏ hoặc tàn tật nhưng lại có năng khiếu sư phạm, biết cách tạo cảm hứng học tập cho học sinh, có khả năng giáo dục đạo đức, kĩ năng cho trẻ rất tốt thì họ sẽ ko được làm giáo viên vì chính cái quy định không hợp lý này sao?

TS Hương cho biết, quan điểm giáo viên không phải là người mẫu. Nhà giáo là phải người có tâm và có năng khiếu sư phạm, chứ không phải là cao bao nhiêu, xinh hay xấu.

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng, chưa có quốc gia nào quy định như vậy đối với việc đưa ra tiểu chuẩn chọn giáo viên.

Quy định 1m50 mới được vào sư phạm: Giáo viên không phải là người mẫu ảnh 1

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền

Cô giáo Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội cho rằng, việc quy định về chiều cao là do nhà trường muốn giáo viên có ngoại hình “bắt mắt”. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp.

Cô giáo Đình Thị Thủy, trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, đúng là chiều cao khiêm tốn quá thì cũng là hạn chế. Tuy nhiên, giáo viên quan trọng nhất là có kiến thức, kĩ năng sư phạm và biết tạm cảm hứng. 

Quy định 1m50 mới được vào sư phạm: Giáo viên không phải là người mẫu ảnh 2

TS Vũ Thu Hương

Đừng ngăn cản bằng quy định hình thức

“Giáo viên là người có tâm và yêu trẻ là số 1. Tại sao tự nhiên lại ngăn cản họ bằng quy định hình thức này”- TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, nếu một nền giáo dục thật sự bình đẳng và công bằng thì phải tạo mọi cơ hội cho tất cả những ai có đam mê và khả năng sự phạm có thể theo đuổi ước mơ của mình. Đó thật sự là một quan điểm mang tính kỳ thị và định kiến, quá coi trọng hình thức trong tuyển dụng giáo viên.

“Vậy tại sao có những giáo viên họ bị mù, họ bị câm điếc bẩm sinh, hay bị dị tật cơ thể vẫn có thể trở thành những nhà giáo ưu tú và là nguồn cảm hứng cho ý chí và nghị lực phi thường cho những người có đồng hoàn cảnh như họ”- ông Hiền nêu quan điểm.

Cô Đỗ Thị Dung cho rằng, với giáo viên, ngoại hình với giáo viên cũng quan trọng nhưng không phải là tất cả. Quy định này đưa ra hợp lý nếu mức lương cao, đủ hấp dẫn và chỉ tiêu tuyển vào ít thì mới phù hợp.

Cũng theo cô Dung, việc đưa ra quy định vô hình chung làm học sinh càng khó vào ngành sư phạm: “Không có quy định mà còn ít người mặn mà thì giờ quy định 1m50 mới được thi vào thì ngành sư phạm càng khó tuyển”- cô Dung nói.

“Giáo viên cao hay xinh mà chuẩn mực đạo đức, năng lực không ra gì thì cũng chẳng để làm gì. Điều này nếu đưa ra chỉ là hình thức cấm cản theo hình thức”- cô Dung nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.