Siết chặt coi thi, chấm thi thế nào?

Thí sinh dự thi tại Quảng Nam (ảnh: Hoài Văn)
Thí sinh dự thi tại Quảng Nam (ảnh: Hoài Văn)
TPO - Hôm nay (3/9,) hơn 26.000 thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 tại 11 Hội đồng thi đã hoàn thành ngày thi thứ nhất với 2 môn thi Ngữ văn và Toán.

Trong sáng (3/9), thí sinh đã bắt đầu với bài thi đầu tiên bài thi môn Ngữ văn thời gian 120 phút, buổi chiều thi Toán, thời gian 90 phút. Ngày 4/9, thí sinh dự thi bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội vào buổi sáng, mỗi môn thi 50 phút, buổi chiều thi môn Ngoại ngữ, 60 phút.

Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, đợt 2 Bắc Giang có 20 thí sinh dự thi. Địa phương tổ chức thành 1 phòng thi tại Trường THPT Sơn Động.

Trong đó, có 18 thí sinh của địa phương, 1 thí sinh của Yên Bái gửi và một thí sinh của Hà Nội. “Với tinh thần thi đợt 2 phải nghiêm túc như thi đợt 1, Bắc Giang chuẩn bị các giải pháp phòng chống dịch trước khi kỳ thi diễn ra, siết chặt quy chế thi, đảm bảo 1 người không coi thi 2 lần/ phòng thi”, ông Nam nói.

Ông Nam cũng cho biết, địa phương đã huy động khoảng 30 cán bộ làm công tác thi đợt 2. Riêng 2 thí sinh là quân nhân do tỉnh khác gửi nhờ, Bắc Giang hỗ trợ thí sinh ăn, ở tại điểm thi Trường THPT Sơn Động trong suốt những ngày diễn ra kì thi.

Thái Bình cũng là một trong những địa phương phải tổ chức thi đợt 2 do trước đó có một số thí sinh liên quan đến dịch COVID-19. Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình cho biết, địa phương chọn Trường THPT Tây Tiền Hải để đặt điểm thi cho 55 thí sinh. Trong đó, Thái Bình có 52 em và 3 thí sinh do 3 tỉnh gửi nhờ là Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương đến dự thi. Những thí sinh được địa phương gửi đến dự thi đã được các địa phương hỗ trợ đi lại, ăn ở trong suốt những ngày thi.

Cũng theo ông Hiển, sau khi thi xong, địa phương sẽ làm phách và chấm thi từ ngày 6/9. 

Siết chặt coi thi, không để xảy ra gian lận thi 

Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị bà Lê Thị Hương cho biết, công tác tổ chức thi đợt 2 trước đó được chuẩn bị chu đáo, thắt chặt công tác phòng chống dịch. Đề thi được Bộ GD&ĐT giao tận nơi, địa phương không phải in sao như đợt 1. Điểm thi có 57 thí sinh với 6 phòng thi chính thức, 2 phòng thi dự phòng, 2 phòng cách ly khi có tình huống khẩn cấp.

Để thắt chặt công tác coi thi cũng như phòng chống dịch COVID-19, địa phương bố trí 12 thí sinh/ phòng thi. “Tuy có ít thí sinh dự thi nhưng trong đó có nhiều thí sinh tự do, địa phương siết công tác coi thi để đảm bảo nghiêm quy chế thi, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận thi”, Giám đốc Sở này khẳng định.

Cũng theo bà Hương, do kỳ thi đợt 2 diễn ra trong bối cảnh có dịch phức tạp, thí sinh toàn những người liên quan đến dịch COVID-19, nên Sở tham mưu UBND tỉnh cho thí sinh ăn ở tập trung tại điểm thi là 1 trường dân tộc nội trú cách trung tâm TP Đông Hà khoảng 12 cây số. Thí sinh được UBND tỉnh hỗ trợ chi phí ăn, ở trong suốt những ngày thi.

Về nhân sự, địa phương huy động hơn 50 cán bộ, giáo viên tham tham gia tổ chức kỳ thi, chưa kể lực lượng thanh tra. Điểm đặc biệt lần thi này là Sở lựa chọn kỹ càng cán bộ, giáo viên, những người có kinh nghiệm từ đợt 1. Cụ thể như, điểm trưởng và 2 điểm phó đều đảm nhận vai trò điểm trưởng trong đợt 1 nên dày dặn về quản lý, tổ chức thi. Bài thi được lưu trữ tại điểm thi như đợt 1, kết thúc kỳ thi sẽ được đưa về địa điểm chấm thi.

Về chấm thi, bà Hương cho biết, ngay sau khi kết thúc kỳ thi, có đáp án của Bộ GD&ĐT, Sở sẽ bắt tay ngay vào chấm thi. Do có ít thí sinh nên bài thi tự luận dự kiến sẽ chỉ chấm trong 1 ngày là hoàn thành. Bài thi trắc nghiệm phải phụ thuộc vào đáp án của Bộ. “Thời điểm này chưa rõ địa phương ít thí sinh sẽ được hoàn thành sớm hay chờ đợi các địa phương nhiều thí sinh như Quảng Nam, Đà Nẵng”, bà Hương nói.

Đợt thi thứ 2 có 26.485 thí sinh của 27 tỉnh/thành đăng ký dự thi tại 11 Hội đồng thi của các tỉnh/thành gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Trong đó, Đà Nẵng có lượng thí sinh đông nhất, khoảng 11.000 em.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.