7 điều bạn nên biết trước kỳ thực tập đầu tiên

7 điều bạn nên biết trước kỳ thực tập đầu tiên
Để có được một công việc tốt sau khi ra trường, bạn cần có càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Và cách tốt nhất để có được trải nghiệm đó là thông qua các kỳ thực tập. Tuy nhiên, bạn sẽ không dễ dàng để có được kỳ thực tập thành công mà không phải bỏ ra nhiều công sức. Điều đó nói lên rằng, có một vài điều bạn nên biết trước khi bước vào kỳ thực tập đầu tiên của mình, cụ thể là 7 điều sau đây.

Tham khảo các việc làm hấp dẫn tại careerlink.vn

Bạn cần phải đúng giờ trong tất cả mọi việc

Khi còn học ở trường, bạn có thể tới lớp muộn vài phút và đây không phải là vấn đề lớn, nhưng đúng giờ rất quan trọng tại nơi làm việc. Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, hãy luôn đến văn phòng đúng giờ, tốt nhất là đến sớm 5 phút và có mặt đúng giờ trong các cuộc họp. Điều này cho thấy bạn là người biết tôn trọng thời gian của người khác, có nguyên tắc và đáng tin cậy, nhất là ở các nhiệm vụ cần đảm bảo đúng thời hạn.

Mối quan hệ quan trọng không kém năng lực

Có rất nhiều lợi ích không thể phủ nhận khi bạn là một người dễ mến, dễ hòa hợp ở nơi làm việc. Những mối quan hệ tốt sẽ thúc đẩy tinh thần của bạn và các đồng nghiệp khác. Điều này cũng có thể giúp bạn nhận được công việc chính thức và có cơ hội thăng tiến hơn nữa. Hãy thỉnh thoảng mời đồng nghiệp đi ăn trưa, hỏi về công việc của họ để tăng thêm sự gắn kết.

Luôn có các công việc lặt vặt đi kèm theo nhiệm vụ chính

Nếu nhìn vào phần dưới cùng của bất kỳ mô tả công việc nào, bạn có thể thấy câu: “Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên”. Những nhiệm vụ đó có thể bao gồm nhập dữ liệu, photo tài liệu, nộp hồ sơ... Đừng ngại ngần thực hiện các nhiệm vụ có thể là lặt vặt này bởi đây cũng là cách bạn thể hiện sự nhiệt tình, chu đáo của mình trong công việc. Nếu bạn đã được phân công nhập dữ liệu, hãy tạo một bảng tính cụ thể và rõ ràng, dễ theo dõi nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

7 điều bạn nên biết trước kỳ thực tập đầu tiên ảnh 1

Mắc sai lầm là điều có thể được chấp nhận

Thực tập là một phần mở rộng để bạn học thêm những điều bên ngoài lớp học. Bởi vì bạn đang “học” nên điều quan trọng cần biết, đó là bạn có thể sẽ phạm sai lầm. Do đó, thay vì chối bỏ những sai lầm mắc phải, hãy thừa nhận. Khi nhận trách nhiệm về lỗi lầm của mình, bạn có thể học hỏi về cách có thể sửa lỗi để trở nên trưởng thành hơn.

Các ý tưởng mới của bạn luôn được khuyến khích

Thời gian đầu, thái độ rụt rè là điều đương nhiên nhưng bạn cần phát biểu ý kiến của mình, vì vậy hãy tham gia vào các cuộc họp và đóng góp sáng kiến cho tập thể. Đây là cách bạn chứng minh khả năng của mình. Người quản lý luôn thích những nhân viên chủ động và một trong những lí do khiến các công ty thích có nhân viên thực tập tại văn phòng là vì họ đem lại một không khí tươi mới hơn.

Đôi khi bạn sẽ thấy buồn chán

Sẽ có nhiều nhiệm vụ cấp trên không giao phó cho bạn vì “non” kinh nghiệm, hay thậm chí có lúc bạn thấy mình quá rảnh rỗi trong khi chờ đợi được phân công nhiệm vụ mới. Đây là điều hoàn toàn bình thường và là điều mà hầu hết những người mới bước vào môi trường làm việc đều trải qua. Để tránh điều này, hãy nói chuyện cởi mở với người giám sát để xác định cách bạn có thể đóng góp cho tập thể hoặc tự học cách đặt ra mục tiêu về những gì bạn muốn đạt được ngay cả khi người giám sát của bạn không hỗ trợ.

Chất lượng công việc quan trọng hơn số lượng

Là một sinh viên, bạn đã biết được tầm quan trọng của việc đáp ứng đúng thời hạn, và đó là sự thật - thời hạn rất quan trọng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng bạn phải làm việc một cách vội vàng và sau đó gây ra các sai lầm đáng tiếc. Hãy chậm mà chắc. Trước khi bắt tay vào thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào, hãy dừng lại một chút để suy nghĩ, yêu cầu phản hồi và thực hiện một cách kỹ lưỡng. Việc học tập luôn cần phải có thời gian để đạt được hiệu quả như mong muốn.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.