Mạng ảo đã không còn 'ảo'

Mạng ảo đã không còn 'ảo'
TPO - Mạng xã hội đã không còn “ảo” nữa, nó có thể nâng người ta lên nhưng cũng sẽ dìm người ta xuống. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại tọa đàm “Văn hóa ứng xử người học trên mạng xã hội” do báo Tiền phong phối hợp cùng trường ĐH Mở TPHCM tổ chức ngày 29/10.

Mở đầu toạ đàm, nhà báo Lý Thành Tâm, Trưởng cơ quan đại diện báo Tiền Phong TPHCM cho biết: intrernet đang phát triển ở Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Với dân số hơn 96 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa là 35%, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018 đạt 64 triệu người dùng, chiếm đạt 67% dân số. 

Mạng ảo đã không còn 'ảo' ảnh 1 Nhà báo Lý Thành Tâm, Trưởng cơ quan đại diện báo Tiền phong tại TPHCM

 Ở mảng mạng xã hội, tính đến đầu năm 2018, Việt Nam có đến 55 triệu người dùng đang hoạt động, đạt tỉ lệ 57% người dùng Internet. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về mạng xã hội Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng, với 59 triệu người dùng vào tháng 7/2018. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, tại Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều mạng xã hội khác do chính trong nước cung cấp…

Điều đó chứng tỏ, mạng xã hội vẫn là “mỏ vàng” để thu hút khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo, và các hoạt động liên quan tạo “lợi nhuận” khác. Trong đó, đáng chú ý là lượng người học đang bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội quá lớn, với hơn 22 triệu học sinh sinh viên cùng hàng triệu học viên ở nhiều hệ đào tạo khác nhau.

Mạng ảo đã không còn 'ảo' ảnh 2 PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng trường ĐH Mở TPHCM

Theo nhà báo Lý Thành Tâm, nhiều mặt trái của mạng xã hội đang ngày làm thay đổi con người chẳng hạn như tuyên truyền văn hóa đồi trụy, câu like để bán hàng, làm người nổi tiếng… Nhiều người dùng mạng xã hội thậm chí không cần đọc, không cần hiểu mà vẫn cứ share, bình luận, like theo số đông, dần dần số đông quyết định nên chuẩn mực xã hội hội, đạo đức bị thay đổi...

Nhà báo Lý Thành Tâm cũng cho biết, mình từng là nạn nhân của cộng đồng mạng. Chuyện là nhà văn N.M liên kết tên nhà báo Lý Thành Tâm vào một bài báo mà Tiền Phong lấy lại của báo khác, ngay lập tức, hàng trăm người kéo vào mắng chửi “ông tên Tâm mà không có Tâm”…

Theo nhà báo Lý Thành Tâm, mạng ảo giờ không còn “ảo” nữa. Nó có thể nâng người ta lên, nhưng cũng có thể dìm người ta xuống.

Mạng ảo đã không còn 'ảo' ảnh 3 Quang cảnh tọa đàm

PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng trường ĐH Mở TPHCM cho biết, cả nước có gần 270 mạng xã hội đã được cấp phép hoạt động, số người dùng là hơn 64 triệu. Việt Nam đã vươn lên đứng top trên thế giới về sử dụng mạng xã hội, trong đó người trẻ chiếm tỷ lệ cao.

“Việc xem mạng xã hội như một công cụ chia sẻ thông tin, thông qua mạng xã hội đã kết nối giữa nhà trường với sinh viên là đều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mạng xã hội còn có những tiêu cực. Chúng ta nên sử dụng mạng xã hội như thế nào để tận dụng hết lợi ích mang lại mà hạn chế những tiêu cực” – TS Nguyễn Minh Hà đặt vấn đề.

TS Hà mong muốn có những thảo luận về các giải pháp để hướng giới trẻ, nhất là học sinh sinh viên có những kỹ năng sử dụng mạng xã tích cực hơn. 

Ở một góc nhìn khác về tiêu cực trên mạng xã hội, Thiếu tá, TS XHH Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên trường ĐH An ninh nhân dân cho biết, khi tham gia vào mạng xã hội sẽ tạo ra cho con người những cảm giác thỏa mãn, tạo nên giá trị ảo, ganh tỵ, ném đá…

Mạng ảo đã không còn 'ảo' ảnh 4 Thiếu tá, TS XHH Lê Hoàng Việt LâmPhoto: ..

“Ngoài ra còn tạo ra các hiếu kỳ, tò mò xâm phạm đời tư, hành vi lệch chuẩn… nguy hiểm hơn là tạo ra một căn bệnh hoang tưởng. Khi người dùng tham gia vào mạng xã hội đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn, trong đó nguy cơ vi phạm luật an ninh mạng” – Thiếu tá Việt Lâm khẳng định.

Theo ông Lâm, qua nghiên cứu hiện nay trên mạng xã hội có 3 nhóm người sử dụng mạng xã hội. Trong đó ở nhóm 1 là nhóm có ý thức tốt trong việc sử dụng mạng xã hội; nhóm 2 là nhóm cố tình hiểu sai, cố tình bóp méo, bôi đen… xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; nhóm thứ 3 là nhóm bị lôi theo, hùa theo những ý kiến phản động của nhóm 2.

Khi tham gia mạng xã hội cần tuân thủ những quy tắc nào? Theo ông Lâm chia sẻ đó là 10 quy tắc cơ bản, trong đó, nếu không nói được những điều lạc quan thì nên giữ im lặng; tế nhị tôn trọng người khác; hãy nhớ rằng những gì chia sẽ trên mạng xã hội là một sự phản ánh của con người bạn hay tính cách, lối sống của bạn; không nên và không cần thiết phải đăng tải hình ảnh của bản thân lên mạng xã hội; tuyệt đối không nên tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng; nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải; thể hiện quan điểm, chính kiến trong việc xây dựng xã hội, đất nước; chú trọng chia sẻ những điều hay.

Ngoài ra, ông Lâm cũng nêu lên một số kỹ năng về việc kiểm soát bản thân để không bị nghiện mạng xã hội. Trong đó là xác định rõ mục tiêu sử dụng mạng xã hội, tắt các chế độ báo cáo…

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".