Ấn Độ triển khai thêm khí tài quân sự đến sát biên giới tranh chấp với Trung Quốc

TPO - Trong bối cảnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chưa rút hoàn toàn khỏi các điểm tranh chấp ở đông Ladakh, Ấn Độ đã liên tục củng cố thêm nhiều khí tài quân đội dọc biên giới với Trung Quốc.

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn khi quân đội của cả hai bên đụng độ vào ngày 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và một số lượng quân đội Trung Quốc chưa được xác nhận thiệt mạng.

New Delhi và Bắc Kinh đã tổ chức nhiều vòng đàm phán giữa các chỉ huy quân đội và các nhà ngoại giao, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa rút quân khỏi Pangong Tso hoặc Thung lũng Depsang. Theo các nguồn tin chính phủ, quân đội Trung Quốc nằm sâu gần 8 km bên trong Lãnh thổ Ấn Độ ở Thung lũng Depsang.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã đến thăm các điểm tranh chấp ở phía đông Ladakh và đảm bảo với quân đội rằng họ sẽ được trang bị vũ khí hiện đại.

Ấn Độ trước đó đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không phản ứng nhanh tầm ngắn ở Ladakh sau khi các trạm radar phát hiện nhiều máy bay và trực thăng chiến đấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Không quân gần biên giới kiểm soát thực tế.

Ấn Độ triển khai thêm khí tài quân sự đến sát biên giới tranh chấp với Trung Quốc ảnh 1

Ấn Độ ngày 27/6 triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không phản ứng nhanh tiên tiến có tên Akash đến khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở Ladakh (phía Bắc dãy Himalaya).  Ảnh: Bộ Quốc phòng Ấn Độ

Không quân Ấn Độ cũng đã sử dụng máy bay vận tải lớn nhất C-17 Globemaster để đưa thêm nhân viên quân sự và các thiết bị tới một trong những sân bay cao nhất ở Ladakh.

Ấn Độ triển khai thêm khí tài quân sự đến sát biên giới tranh chấp với Trung Quốc ảnh 2

Boeing C-17 Globemaster III là một loại máy bay vận tải quân sự chiến thuật/chiến lược cỡ lớn do Mỹ sản xuất. Ảnh: Wikipedia

New Delhi cũng đã triển khai máy bay săn ngầm P-8A Poseidon (biến thể P8-I dành riêng cho Ấn Độ) có khả năng chống chiến tranh trên mặt đất và thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) ở Ladakh. Ấn Độ đang chuẩn bị tiếp nhận thêm 4 máy bay săn ngầm P-8I từ Mỹ trong thời gian tới. Hải quân Ấn Độ đang vận hành 8 máy bay thuộc biến thể này. 

Ấn Độ triển khai thêm khí tài quân sự đến sát biên giới tranh chấp với Trung Quốc ảnh 3

Mới đây, Ấn Độ đã đặt mua từ Mỹ 10 tên lửa chống hạm AGM-84L Harpoon Block II và 19 ngư lôi hạng nhẹ MK 54 để trang bị cho máy bay chống ngầm và tuần tra hàng hải P-8I của Hải quân Ấn Độ. Hợp đồng trị giá 155 triệu USD. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo các nguồn tin của chính phủ, quân đội cũng đang lên kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu MiG-29K của Hải quân Ấn Độ tới một số căn cứ không quân ở khu vực phía bắc nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp trong việc đối phó với các thách thức an ninh quốc gia.

Ấn Độ triển khai thêm khí tài quân sự đến sát biên giới tranh chấp với Trung Quốc ảnh 4

Hải quân Ấn Độ sở hữu tổng cộng 45 chiến đấu cơ MiG-29K/KUB do Nga sản xuất. Ảnh: Wikipedia

Các máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ mua của Pháp sẽ được đặt tại một căn cứ không quân ở miền bắc Ấn Độ vào tuần tới. 

Ấn Độ triển khai thêm khí tài quân sự đến sát biên giới tranh chấp với Trung Quốc ảnh 5

Người phát ngôn Không quân Ấn Độ, Trung tá Indranil Nandi cho biết 5 chiếc Rafale sẽ được chuyển đến căn cứ không quân Ambala, cách thủ đô New Delhi 200 km về phía bắc, vào ngày 29/7 tới. 5 chiếc này nằm trong hợp đồng 36 chiếc Rafale mà New Delhi đã đặt mua của Pháp từ năm 2016. Tổng giá trị hợp đồng là 7,9 tỉ USD. Ảnh: Wikipedia

Sau các cuộc ẩu đả, tranh chấp với Trung Quốc tại biên giới, Ấn Độ đã liên tục đẩy mạnh phát triển vũ khí mới và tăng cường mua sắm quốc phòng. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các hợp đồng mua sắm quốc phòng hiện có với các nước như Nga, Mỹ, Israel, Pháp, Ấn Độ cũng ký thêm nhiềm hợp đồng mua sắm quốc phòng mới theo diện mua sắm khẩn cấp.

MỚI - NÓNG