Ba Lan lý giải việc trang bị hàng loạt tên lửa Mỹ

Ba Lan vừa tiếp nhận hệ thống tên lửa của Mỹ, nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội theo định hướng của Mỹ và phương Tây
Ba Lan vừa tiếp nhận hệ thống tên lửa của Mỹ, nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội theo định hướng của Mỹ và phương Tây
TPO - Lời kêu gọi của Mỹ về việc "tăng cường khả năng chiến đấu" trước những đe dọa của Nga đã tác động đến ban lãnh đạo Ba Lan, khi mới đây, quốc gia Đông Âu này đã ký kết hợp đồng trị giá 414 triệu USD
Theo đó, Ba Lan đã định hướng hiện đại hóa quốc phòng theo hướng trang bị vũ khí theo tiêu chuẩn Mỹ. Warsaw cũng đã ký hợp đồng trang bị thiết bị bay không người lái, trực thăng Black Hawk và hệ thống phòng không Patriot, trị giá vào khoảng 4,75 triệu USD, mà theo đó Ba Lan giải thích là do lo ngại các hoạt động quân sự từ phía Nga, Russia Today đưa tin.
Hệ thống HIMARS đã được chuyển giao chính thức cho Ba Lan vào hôm nay, trước sự chứng kiến của Phó Tổng tống Mỹ Mike Pence, người hiện đang có mặt tại Warsaw để tham dự hội thảo về vấn đề Trung Đông. Thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Mỹ và Ba Lan diễn ra trong thời điểm Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại quốc gia Đông Âu.
Trong một tuyên bố vào hôm nay, Lầu Năm Góc đã xác nhận hai quốc gia vẫn đang "tiếp tục thảo luận", song vẫn nhấn mạnh rằng hai bên "chưa đạt được thỏa thuận nào". Cũng vào năm ngoái, Ba Lan được cho là đã trả 2 tỷ USD để thiết lập căn cứ quân sự Mỹ có tên "Fort Trump" với mục đích kiềm chế đe dọa từ phía Nga.
Hệ thống phóng tên lửa M142 HIMARS, do liên doanh Lockheed Martin và BAE Systems chế tạo, có khả năng bắn đạn pháo và tên lửa chiến lược, với tầm bắn ước chừng vào khoảng 480 km. Bên cạnh lực lượng Lục quân Mỹ và Thủy quân lục chiến Mỹ, HIMARS cũng được trang bị cho một số quốc gia đối tác của Mỹ như UAE, Jordan và Singapore. Mỹ cũng được cho là từng triển khai hệ thống này tại miền nam Syria để bảo vệ căn cứ tại Al Tanf.
Đáp trả lại những động thái này, Nga cực lực chỉ trích các hoạt động quân sự của Mỹ, kể cả việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ Ba Lan. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo hành động của Ba Lan nhằm cho phép Mỹ đóng quân có thể để lại "hậu quả toàn diện" đối với châu Âu trong tương lai.
Theo Theo Russia Today
MỚI - NÓNG