Đề xuất xây dựng hải đội dân quân biển bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Lãnh đạo Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân thị xã Cửa Lò
Lãnh đạo Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân thị xã Cửa Lò
TPO - Xây dựng hải đội dân quân biển nhằm kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo với phát triển kinh tế biển; góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang trên biển.

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị để cho ý kiến về các nội dung: Xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Chiến lược bảo vệ biên giới; Đề án và Nghị quyết “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo”.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Cùng dự có các Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; đại biểu lãnh đạo Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chính phủ…

Hội nghị cho rằng, xây dựng các hải đội dân quân biển phải quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về quốc phòng, quân sự và bảo vệ Tổ quốc, tuân thủ hiến pháp và pháp luật; có chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, coi trọng chất lượng chính trị, có tổ chức, biên chế phù hợp; kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo với phát triển kinh tế biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đồng thời, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang trên biển.

Đề xuất xây dựng hải đội dân quân biển bảo vệ chủ quyền biển, đảo ảnh 1 Quang cảnh hội nghị

Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là sự cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về quốc phòng, an ninh, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chiến lược đã nhận định, đánh giá đặc điểm tình hính, đối tượng, tình huống chiến lược; xác định mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm chỉ đạo, phương thức xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và đề ra nhiệm vụ, giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện Chiến lược. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; trong đó, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách. Mọi tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.

Quân ủy Trung ương cũng khẳng định, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018- 2025 và những năm tiếp theo đã xác định rõ mục tiêu xây dựng cơ chế quản lý tài chính mới trong quân đội phù hợp với pháp luật của Nhà nước về tài chính - ngân sách và đặc thù quốc phòng; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách; phòng tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng ngân sách.

Hội nghị đã đề xuất chủ trương, giải pháp tăng cường năng lực xây dựng dân quân tự vệ biển; Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình tình mới. Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Xây dựng hải đội dân quân biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới; Chiến lược bảo vệ biên giới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.