Thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc tuần tra ở Biển Đông 'rối loạn tâm lý nghiêm trọng'

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 094B Jin-B tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 094B Jin-B tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc
TPO - Các thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc tuần tra ở Biển Đông bị "rối loạn tâm lý nghiêm trọng", theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Stars and Stripes.

"Một nhóm quân nhân có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần là lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là nhóm hoạt động ở Biển Đông", năm nhà nghiên cứu Trung Quốc liên kết với Viện Quản lý Y tế Quân đội tại Đại học Y Hải quân ở Thượng Hải viết trong một bài báo đăng trước đó trên tạp chí Quân y của Trung Quốc.

Nghiên cứu cho thấy 108 trong số 511 thủy thủ tàu ngầm tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông tham gia cuộc khảo sát có dấu hiệu rối loạn tâm lý từ trầm cảm, lo lắng đến thái độ thù địch.

 Kết quả được so sánh với tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần của các thành viên nam khác trong lực lượng vũ trang Trung Quốc và được phát hiện là "cao hơn đáng kể".

 Các nhà nghiên cứu kết luận: “Nghiên cứu này lần đầu tiên chứng minh rằng các binh sĩ và sĩ quan trong lực lượng tàu ngầm ở Biển Đông đang phải đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe tâm thần và mắc các vấn đề tâm lý nghiêm trọng”, các nhà nghiên cứu kết luận.

 Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông , điều bị nhiều quốc gia bác bỏ và lên án. Nước này đã tăng cường tuần tra trong khu vực trong những năm qua để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình.

 Các nhà nghiên cứu Trung Quốc giải thích: “Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các cuộc diễn tập quân sự có thể gây ra căng thẳng về tâm lý và sinh lý”.

 Họ viết rằng các thủy thủ tàu ngầm, những người có xu hướng mắc bệnh tâm thần cao hơn, "bị giới hạn trong không gian sống nhỏ bé và tiếp xúc với không khí, ánh sáng nhân tạo" và "môi trường tàu ngầm kéo dài sự cô lập, có thể từ 60 đến 90 ngày dưới biển”.

 Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các thủy thủ trên tàu ngầm hạt nhân có xu hướng có nguy cơ cao bị rối loạn tâm lý.

 Từ lâu đã bị quân đội nhiều nước trên thế giới bỏ qua, sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng để xác định mức độ sẵn sàng tổng thể của một lực lượng.

Đối với Trung Quốc, đánh giá tâm lý không được đưa vào quy trình tuyển quân cho đến năm 2006, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho quân đội Trung Quốc vẫn đang được tiến hành.

Nhận thức được rằng cuộc sống trên các tàu hải quân có thể là thách thức đối với các thủy thủ, Hải quân Mỹ đã bắt đầu đưa các nhà tâm lý học lên tàu sân bay vào những năm 1990, và do vậy đã giảm đáng kể các vụ sơ tán khẩn cấp và cách ly hành chính vì những hành vi sai trái của thủy thủ.

Chương trình quan trọng này, được gọi là Chương trình Sức khỏe Tâm thần (eMHP), sau đó đã được mở rộng cho các tàu mặt nước khác và dường như có hiệu quả tương tự.

Hải quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, theo đánh giá mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, nhưng năng lực của lực lượng này vẫn thua kém Hải quân Mỹ.

Chất lượng tổng thể của hải quân Trung Quốc đang được cải thiện khi Trung Quốc đóng các lớp tàu chiến và tàu ngầm mới và đẩy mạnh nỗ lực xây dựng một lực lượng chiến đấu tầm cỡ thế giới vào giữa thế kỷ này.

MỚI - NÓNG