Tiêm kích MiG-31, ‘con quái thú’ thay đổi cục diện ở Trung Đông

Tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31
TPO - Đã có thông tin nói Syria, nước từng mua MiG-23 và MiG -25 của Liên Xô, đang dự định mua MiG-31 để thay đổi cục diện cuộc chơi trong các lần đối đầu với không quân Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ.

MiG-31 cho đến ngày nay vẫn là chiếc máy bay nặng nhất được thiết kế để không chiến. Tiêm kích mang biệt danh Foxhound (chó săn cáo) được đánh giá cao nhờ radar quét mảng điện tử chủ động Zaslon khổng lồ, trọng lượng hơn 1000kg, gấp mười lần kích thước của radar trên nhiều máy bay chiến đấu nhỏ hơn và gần gấp ba lần so với radar của F-15.

Theo Military Watch, các biến thể hiện đại hóa của radar này còn mạnh hơn nhiều lần so với F-15 Eagle hay thậm chí là F-22 Raptor hoặc F-35A Lightning II của Mỹ. MiG-31BS là biến thể có khả năng chiến đấu trên không cao nhất của Nga và được trang bị tên lửa không đối không R-37 mới có tầm bắn gần gấp bốn lần tên lửa AIM-120C của Mỹ gần đây giao cho Israel. R-37 cũng nhanh hơn đáng kể với tốc độ Mach 6, tải trọng 60kg khiến việc đối đầu với nó trở nên vô cùng khó khăn.

Đã có thông tin nói Syria, nước từng mua MiG-23 và MiG -25 của Liên Xô, đang dự định mua MiG-31 để thay đổi cục diện cuộc chơi trong các lần đối đầu với không quân Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù số MiG-31 Syria dự định mua là nhỏ, nhưng đây sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn, bởi MiG-31 có khả năng nhận thức tình huống vô song và khả năng tấn công máy bay Israel từ tầm cực xa, vượt quá phạm vi họ có thể trả đũa. Kết hợp với các hệ thống phòng không mới và đầu tư nâng cấp các hệ thống S-200 cũ, Foxhound mang đến tiềm năng cách mạng hóa khả năng tác chiến trên không của Syria với chi phí khiêm tốn.

Trong khi MiG-31 chưa được bán ra thị trường bên ngoài, Syria được cho là có thể ký hợp đồng mua lại máy bay tân trang từ phi đội dự bị của Nga, được cho là có thể có hơn 100 chiếc Foxhound Nga không đủ sức duy trì hoạt động sau khi Liên Xô sụp đổ.

Khả năng Nga bán MiG-31 cho Syria gây lo ngại nghiêm trọng cả ở Israel và phương Tây, dẫn đến việc gây áp lực đáng kể để Moscow phải hủy bỏ thỏa thuận. Truyền thông Israel đưa tin năm 2009 rằng thỏa thuận Foxhound bị Nga hủy bỏ do áp lực từ Israel. Một đại diện của tập đoàn máy bay Mikoyan Gurevich vào ngày 20/5 năm đó phủ nhận rằng đã từng có một thỏa thuận cung cấp cho Syria các máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound.

Trong khi sự tồn tại của thỏa thuận MiG-31 bị phủ nhận, các quan chức Nga sau đó xác nhận rằng Syria đã tìm cách mua hệ thống phòng không S-300PMU2 - một thỏa thuận cũng chấm dứt do áp lực của phương Tây và Israel đối với Moscow. Với sự bùng nổ chiến tranh ở nước này vào năm 2011, vai trò chính của Không quân Syria là tiến hành các cuộc không kích vào mặt đất và các máy bay đòi hỏi bảo trì thấp, giá rẻ như MiG-21 và Su-22 được ưa chuộng.

MỚI - NÓNG