Tư lệnh Không quân Mỹ: Trung Quốc có thể có chiến đấu cơ thế hệ 6 trước Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Không quân Mỹ (bản vẽ ý tưởng)
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Không quân Mỹ (bản vẽ ý tưởng)
TPO - Tư lệnh Bộ chỉ huy tác chiến đường không Mỹ, Tướng Mark D. Kelly cảnh báo rằng Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trước Quân đội Mỹ, khi quốc gia Đông Á này là nước duy nhất ngoài Mỹ triển khai rộng rãi máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được phát triển trong nước.

Không quân Mỹ dự kiến sẽ trang bị một và có thể là hai lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu hiện đang được phát triển. Trong đó, nỗ lực phát triển nổi bật hơn được gọi là chương trình Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD). “Tôi tin tưởng một điều rằng… công nghệ [NGAD] sẽ được đưa vào sử dụng, và những kẻ thù chống lại nó sẽ “phải trải qua một ngày rất khó khăn, một tuần khó khăn và một cuộc chiến cam go,” Tướng Kelly tuyên bố.

“Điều tôi không biết… là liệu quốc gia của chúng ta có đủ can đảm và tập trung để thực hiện khả năng này trước khi một nước nào đó như Trung Quốc có máy bay thế hệ thứ 6 và sử dụng chúng để chống lại chúng ta hay không,” ông Kelly nói. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù Quân đội Mỹ duy trì “sự tập trung cao độ” vào các công nghệ thế hệ tiếp theo, “chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta luôn cập nhật và nêu rõ lợi ích lớn nhất mà chúng ta có được với tư cách là một quốc gia có công nghệ tiên tiến hàng đầu là đảm bảo chúng ta có ưu thế ở trên không. ”

Trong khi Mỹ phát triển tất cả các thế hệ máy bay chiến đấu trước đó có tính đến xung đột với Liên Xô và các khách hàng quốc phòng của họ, sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Nga thời hậu Xô Viết và sự trỗi dậy của Trung Quốc trên con đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới đã dẫn đến sự thay đổi trong tư duy thiết kế, chế tạo các thế hệ máy bay chiến đấu mới của Mỹ. Thay vì Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh, nay Washington đang phải luôn giữ ý nghĩ về một Trung Quốc ngày càng cạnh tranh trong đầu.

Về tầm quan trọng của việc chiếm ưu thế trên không - vai trò mà máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu chủ yếu hướng tới - Tướng Kelly tuyên bố rằng Quân đội Mỹ “được thiết kế” để vận hành với quyền kiểm soát trên không và “ít được thiết kế để vận hành mà không có điều đó”.

Việc các lực lượng Mỹ không chuẩn bị tốt cho một cuộc chiến và có thể thua trước các máy bay chiến đấu của đối phương đã được các nhà phân tích của nước này liên tục nhấn mạnh trong hơn hai thập kỷ qua, và có thể khiến sự thất bại do không có khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không của đối phương càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tướng Kelly nêu ra câu chuyện nói trên trong bối cảnh đang có nhiều vấn đề xảy ra với chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, chương trình mà theo ông có khả năng không đạt được mục tiêu giảm chi phí hoạt động xuống 25.000 USD cho mỗi giờ bay vào năm 2025.

F-35 hiện là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất đang được sản xuất ở thế giới phương Tây, và mặc dù nó được thiết kế rẻ tiền (ít ra là rẻ hơn tiêm kích F-22) và được sản xuất với số lượng rất lớn như tiêm kích tiền nhiệm F-16, nhưng yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành của F-35 lại rất cao - gấp 4 lần F-16.

Điều này đã khiến Không quân Mỹ xem xét cắt giảm hơn 45% đơn đặt hàng F-35 theo kế hoạch. Mặc dù F-35 đã được đưa vào biên chế trong Không quân Mỹ từ năm 2015, nhưng nó vẫn còn rất lâu nữa mới sẵn sàng chiến đấu cường độ cao và chưa được Lầu Năm Góc chấp thuận cho sản xuất hàng loạt do các vấn đề liên quan đến hiệu suất.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.