Vũ khí hủy diệt hàng loạt thời cổ đại

Vũ khí hủy diệt hàng loạt thời cổ đại
TP - So sánh giữa vũ khí hủy diệt trong sử thi Ấn Độ (India) và vũ khí hạt nhân hiện đại, người ta phát hiện nhiều nét tương đồng. Liệu các loại vĩ khí này có phải chỉ là trí tưởng tượng phong phú của người cổ đại không?

Sử thi Mahabharata (1000 - 500 Trước Công Nguyên) là tác phẩm sử thi lớn nhất của Ấn Ðộ, tập trung vào các cuộc xung đột quân sự, lý thuyết chiến tranh, và vũ khí huyền bí. Nó giải quyết mâu thuẫn và xung đột bằng cách sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Chiến tranh hạt nhân thời cổ đại

Nếu nhìn vào Mahabharata, ta bắt gặp những câu như sau:

“Gurkha, bay nhanh và mạnh, ném một viên đạn duy nhất với quyền năng vũ trụ.

Cột lửa khói dựng, sáng như vạn mặt trời, vút lên với tất cả sự lộng lẫy.

Một tiếng sấm gầm, đốt toàn bộ cuộc chiến giữa Vrishnis và Andhakas thành tro bụi.

Xác chết bị cháy đến mức không thể nhận dạng.

Tóc và móng tay rời ra, gốm vỡ tan, những con chim trắng bệch…

Sau một vài giờ, tất cả lương thực bị nhiễm độc…

Ðể thoát khỏi ngọn lửa, người lính ném mình vào lòng suối, kỳ cọ thân thể và vũ khí”.

Nếu loại vũ khí hủy diệt này có thật, chúng ta không phải là thế hệ tiên tiến nhất.

Bạn vẫn còn nghi ngờ? Hãy đi sâu vào cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại này:

“Ðó là một vũ khí mạnh mẽ. Nó có thể phá hủy trái đất ngay lập tức.

 Một âm thanh kinh hoàng bùng nổ trong khói và lửa. Nó gieo rắc cái chết…”

(Sử thi Ramayana)

“Những tia lửa dày đặc tỏa ra như một vòi sen lớn, bắn khắp nơi, bao trùm kẻ thù…

Bóng tối u ám nhanh chóng giải quyết đội quân của Pandava.

Phương hướng của la bàn hỗn loạn trong bóng tối.

Gió khốc liệt thổi, tắm không gian trong bụi đất và sỏi đá.

Con chim cất giọng khàn điên cuồng… mọi thứ bị xáo trộn.

Mặt đất rung chuyển, bị đốt cháy bởi nhiệt độ tàn khốc của loại vũ khí này.

Những con voi bốc cháy, điên cuồng chạy tán loạn … 

Trên một diện tích rộng lớn, động vật vỡ nát trên mặt đất và chết.

Các mũi tên lửa rơi xuống như mưa, liên tục và quyết liệt.”

(Sử thi Mahabharata)

 “Khi ngày mai đến, Samva tạo ra tia sét, thiêu đốt toàn bộ con người trong chuộc chiến của Vrishnis và Andhakas thành tro bụi... Thực tế được báo cáo cho nhà vua. Ðau đớn bởi hậu quả khôn lường, hoàng đế nghiền sắt thành bột mịn, rải xuống biển.”

(Sử thi Mahabharata)

Vũ khí hủy diệt hàng loạt thời cổ đại ảnh 1 Mahabharata

So sánh với thực tế hiện đại, những gì được mô tả như tia sét sắt có thể là phóng xạ sắt (Iron-59). Có phải người cổ đại biết sử dụng Iron-59 như một vũ khí hạt nhân?

Rải bột sắt xuống biển là cách thức tốt nhất. Nước là lá chắn hiệu quả đối với bức xạ hạt nhân. Phần ba của sử thi Mahabharata cũng đề cập đến việc Vrishnis (hậu duệ của Yadu, con trai của Yayati) chọn chỗ ở gần biển. Ðiều này liệu có liên quan gì đó đến chuyện tránh bức xạ hạt nhân?

“Hỏa hoạn, ngọn lửa nghiêng về bên trái. Ðôi khi, chúng lóe lên tia lửa huy hoàng màu xanh và màu đỏ. Bầu trời dường như bị bao phủ bởi một thân hình người không đầu. Trong nhà bếp, thực phẩm lúc nhúc vô số các loại sâu bọ.”

(Sử thi Mahabharata)

Có thể, những câu văn này ám chỉ việc thực phẩm bị nhiễm độc.

Từ những phát hiện trên, thật khó để không nghi ngờ cuộc chiến trong Mahabharata là chiến tranh hạt nhân. Phải chăng, từ xa xưa, người Ấn Ðộ đã biết đến sự tồn tại của nguyên tử và năng lượng nguyên tử?

 Nỗi  lo sợ ám ảnh lịch sử

Luôn có một nỗi sợ hãi khủng khiếp trong quá khứ xa xôi. Các đế quốc, cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây, có chung một nỗi lo sợ. Họ sợ nền văn hóa của mình sẽ bị xóa sổ hoàn toàn vì một loại vũ khí thần thánh nào đấy.

Sử thi của Ấn Ðộ vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, toàn bộ hồ sơ lịch sử của Nam Mỹ đã biến mất. Sợ hãi và các yếu tố khác xóa bỏ gần như tất cả lịch sử của con người 5.000 năm trước.

Nhìn rộng hơn vào kiến thức cổ đại, chúng ta có những phát hiện không ngờ. Trong văn bản cổ Agastrya Samhita của Ấn Ðộ, có hướng dẫn chế tạo pin điện chính xác. Theo truyền thuyết của Ý (Italia), Saint Benedict (448 - 548 Sau Công Nguyên, một vị thánh Cơ Ðốc Giáo (Khristos) nâng được một tảng đá nặng bảy người không khiêng nổi nhờ lực hấp dẫn.

Hoàng đế Thành Thang, Nhà Thương, Trung Quốc (lên ngôi năm 1766 Trước Công nguyên), từng ra lệnh chế tạo một cỗ xe bay và gặt hái thành công (?). Tuy nhiên, cỗ xe bay này bị phá hủy bởi sắc lệnh của triều đình. Nghe nói Vua Thành Thang sợ bí mật chế tạo có thể rơi vào tay kẻ xấu.

Thần Krishna và vũ khí hủy diệt hàng loạt Cakra

Vũ khí hủy diệt hàng loạt thời cổ đại ảnh 2 Arjuna
Thần Krishna trong Mahabharata được gọi là Ðấng Toàn Năng. “Krish” có nghĩa là “vị trí” và “Na” có nghĩa là “cao” hoặc là “cao nhất”. Thần Krishna ngự trên hành tinh thứ 20, Krishnaloka. Ông là người có vị trí cao nhất trong các vị thần.

Mahabharata là sử thi miêu tả cuộc chiến tranh thành Kurukshetra, giữa hai dòng họ Pandavas và Hastina (cả hai đều thuộc dòng dõi vua Bharata). Trong cuộc chiến này, có một chiến binh được dẫn bởi Thần Krishna, Arjuna. Chàng có họ hàng với cả hai bên tham chiến.

Krishna dạy cho Arjuna nghệ thuật tự vệ và cách an định tinh thần (Yoga). Tuy nhiên, ở đây, chúng ta không bàn về mối quan hệ giữa các vị thần và con người. Cái được chú ý là vũ khí hủy diệt mà Thần Krishna trao cho Arjuna, Cakra (còn có tên khác là Sudal Sana). Nó là sức mạnh đảm bảo chân lý được thực thi.

Cakra có tính năng phá hoại mạnh nhất. Khi nó phát nổ sẽ tạo ra một cột sáng cực nóng, đốt cháy cả bầu trời.

Trong lúc chiến tranh hỗn loạn, một anh em họ của Arjuna khởi động vũ khí hủy diệt có tên gọi là Barma Satara. Nó được cho là loại vũ khí có năng lượng cực mạnh.

Làm thế nào anh em họ của Arjuna khởi động Barma Satara? Sử thi không ghi lại. Còn Arjuna cần phải có sự đồng ý và hướng dẫn của Thần Krishna mới có thể khởi động Cakra.

Sự phát nổ của Barma Satara tạo ra lớp lớp các tia lửa nóng trên bầu trời. Arjuna phải cầu xin Thần Krishna cho phép bảo vệ Trái Ðất khỏi sức nóng khổng lồ. Dưới sự hướng dẫn của Thần Krishna, Arjuna làm chệch hướng làn sóng nhiệt lên trời. Làn sóng nhiệt khổng lồ tản rộng trong bán kính hàng chục km và cao mười dặm.

Các cấp độ của Cakra

Theo Thần Krishna, Cakra được chia thành ba cấp độ.

Cấp cao nhất là Sudal Sana, chưa từng được sử dụng. Nó là vũ khí bí mật độc quyền của Thần Krishna, có khả năng phá hủy hàng chục hành tinh một lúc.

Cấp thứ hai là Barma Satara. Nó được chia thành bảy cấp khác nhau. Barma Satara được sử dụng trong chiến tranh thành Kuruthesa là Barma Satara cấp năm.

Mức độ phá hoại của bốn cấp đầu không được nhắc tới.

Barma Satara cấp sáu tương đương với sự tàn phá của bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Barma Satara cấp bảy được sử dụng với mục đích bảo vệ, rắc thuốc lên toàn thế giới.

Cấp thứ ba của Cakra được chia thành 11 mức khác nhau.

Kinh thánh tiếng Phạn (tiếng Ấn Ðộ cổ) đề cập nhiều đến việc các vị thần sử dụng vũ khí có sức mạnh hủy diệt tương tự như năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng như các vật liệu trần thế. Lợi thế của các loại vũ khí thần thánh này là nguồn năng lượng cực lớn. Nó được các thần sử dụng để kiểm soát, điều khiển nhân loại.

Người Ấn Ðộ cổ đại tin sấm sét là một phần nhỏ của Barma Satara, có thể xua đuổi ma quỷ và ngăn chặn mưa.

Thần chú Chakra

Ngoài Cakra, chúng ta nên quan tâm đến một vũ khí khác có sức mạnh tương đương trong Mahabharata. Ðó là Chakra.

Chakra là cách tấn công được kích hoạt thông qua thần chú, chỉ có thể phát huy công dụng nhờ vào thần chú.

Tiến trình bùng phát năng lượng hạt nhân cổ đại bằng thần chú được miêu tả như sau. Thứ nhất, đọc thần chú. Thứ hai, các thành phần của trái đất bị thay đổi, sóng nhiệt và tia sáng khổng lồ bắn vào không khí. Thứ ba, đám mây quang và nhiệt tập trung, hình thành một lớp dày trên bầu khí quyển của trái đất. Thứ tư, tia lửa tỏa ra từ đám mây quang, đâm vào trái đất, dẫn đến sự hủy diệt lớn. Thứ năm, tia lử kết hợp với gió và không khí, tạo ra đám cháy khổng lồ.

Thần chú Chakra phản công đuợc chia làm ba giai đoạn. Thứ nhất, đọc phần chú. Thứ hai, các tia lửa bị chặn lại giữa không trung. Cuối cùng, tia lửa và nhiệt tan biến hết.

Trong Mahabharata, Arjuna sử dụng thần chú Chakra để ngăn chặn tia lửa và làn sóng nhiệt thâm nhập vào Trái Ðất.

Theo Blog.world-mysteries.com
MỚI - NÓNG