5 tháng, xuất khẩu dệt may, điện thoại sụt giảm mạnh 'bay' cả tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm giảm hơn 1,6 tỷ USD do ảnh hưởng dịch COVID-19
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm giảm hơn 1,6 tỷ USD do ảnh hưởng dịch COVID-19
TPO - Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng dệt may xuất khẩu có mức giảm mạnh nhất với hơn 1,66 tỷ USD. Điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu giảm nhiều thứ hai với 1,41 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 5 trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 19,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước.

Trong đó, có những nhóm hàng có mức tăng cao như: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may…

Hết tháng 5, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, hàng dệt may có mức giảm mạnh nhất, đạt 10,56 tỷ USD giảm 13,6% tương ứng giảm 1,66 tỷ USD.

Điện thoại các loại và linh kiện mặc dù là nhóm hàng có trị giá xuất khẩu cao nhất, đạt 18,31 tỷ USD nhưng cũng là nhóm hàng có mức suy giảm lớn (đứng thứ hai), giảm 7,1% tương ứng giảm 1,41 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại sang EU đạt 3,97 tỷ USD, giảm 24,7%; trong khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt trị giá 3,39 tỷ USD, giảm 10,1%; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,21 tỷ USD, tăng gấp 3,2 lần; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,11 tỷ USD, tăng 3,7%... so với cùng kỳ năm trước.

Đối với nhóm hàng dệt may, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với trị giá đạt 4,84 tỷ USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Các vị trí đứng tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 1,39 tỷ USD, giảm 4,1%; thị trường EU với 1,26 tỷ USD, giảm 19%...

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm duy nhất trong Top 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực có tăng trưởng dương.

5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 15,53 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 4,32 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước. Các vị trí tiếp theo là Mỹ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc..

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.