Bán cổ phần tại Sabeco: Chọn cổ đông nội hay ngoại?

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, việc bán cổ phần tại Sabeco và việc chọn cổ đông nội hay ngoại là vấn đề được nhiều người quan tâm
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, việc bán cổ phần tại Sabeco và việc chọn cổ đông nội hay ngoại là vấn đề được nhiều người quan tâm
TPO - Việc mua cổ phần của Sabeco chắc chắn giúp các nhà sản xuất bia có tên tuổi của nước ngoài nhanh chóng mở rộng thị phần tại Việt Nam. Tuy nhiên, với cộng đồng doanh nghiệp Việt, đây chưa hẳn đã là một “tin vui”, thậm chí nhiều chuyên gia còn không ngại chỉ ra nguy cơ tiêu tan một thương hiệu nội mạnh.

Trong các cuộc trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, mua bán, sáp nhập là một xu thế rất bình thường diễn ra không chỉ ở thị trường trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thoái vốn tại hãng bia Sabeco, giới chuyên gia đã nhiều lần đặt nghi ngại về nguy cơ lớn nhất sẽ “tiêu tan” một trong những thương hiệu nội địa hiếm hoi có sức sống mạnh mẽ bậc nhất hiện nay.

Bởi các tỷ phú nước ngoài khi sẵn sàng chi ra hàng tỷ USD thì vốn không chỉ thuần túy thâu tóm một doanh nghiệp, một vài doanh nghiệp đầu ngành mà là thâu tóm 1 thị trường, khống chế một thị trường, chi phối các hệ thống phân phối như trong lĩnh vực bán lẻ, bánh kẹo... và sắp tới có thể là bia, sữa, nhựa gia dụng…

Thực tế hiện nay, câu chuyện thoái vốn Sabeco gần đây có hai vấn đề được đặt ra. Về phía các nhà đầu tư nội, cổ đông nào muốn sở hữu Sabeco chắc chắn sẽ phải nguồn có tài chính cực lớn nếu không muốn nói là “khủng khiếp” thì mới có thể chịu nổi mức giá lên tới 320.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên không ngoại trừ việc các nhóm nhà đầu tư có thể “góp gạo thổi cơm chung” để mua, bởi số lượng tiền lớn như vậy không phải ai cũng có thể đầu tư.

Còn với các đối tác nước ngoài sẽ có nhiều tiềm lực hơn về tài chính và có thể chia làm 2 dạng là các quỹ đầu tư  tài chính, chứng khoán đầu tư để kiếm lời và các hãng bia lớn trên thế giới muốn thâu tóm Sabeco. Trong 2 dạng này, các hãng bia được đánh giá là nguy hiểm khi vừa khát lợi nhuận, vừa khát thị phần.  

Lo mất thương hiệu Việt

Trả lời báo chí mới đây về việc thoái vốn Sabeco, một quan chức Bộ Công Thương cho rằng, với việc thoái vốn Sabeco, nên lưu ý là về thực chất các nhà đầu tư nội có muốn mua thật hay chỉ là bình phong đứng tên hộ cho các tập đoàn nước ngoài, hay đơn giản là đầu tư kiểu lướt sóng sau đó bán lại cho nước ngoài như cách mà nhiều doanh nghiệp khác đã gặp phải.

 “Các hãng bia khi thâu tóm một doanh nghiệp khác sẽ có những lí do khác nhau. Nói họ xóa sổ thương hiệu cũng không đúng mà phát triển thương hiệu nội địa cũng không phải. Ví dụ khi Carlsberg mua lại Huda (Huế) hay Halida (Hà Nội)… họ đâu có xóa nó, bản chất đúng là không ai điên lại đi xóa sổ những “con gà đẻ trứng vàng”. Cái họ cần là chiếm lĩnh hệ thống phân phối, hệ thống bán lẻ để dần dần đưa bia của họ vào”, vị này phân tích.

Đến nay, hệ thống phân phối của Bia Sài Gòn trải đến 64 tỉnh thành, để xây dựng được hệ thống phân phối này nếu đổ hàng nghìn tỷ đồng cũng chưa chắc có thể làm nổi. Điều này đã từng diễn ra với trường hợp Unilever mua lại kem đánh răng PS, họ không xóa sổ thương hiệu đi nhưng lại đưa thêm kem Close Up vào thị trường.

Khi đã mua được Sabeco, hãng bia ngoại sẽ sở hữu luôn cả 24 nhà máy hiện đại trên khắp cả nước, bình quân 1 nhà máy bia xây trong vòng 12-14 tháng, chi phí khoảng 600 tỷ đồng/nhà máy (50 triệu lít), thì ngay lập tức sở hữu một hệ thống sản xuất thế này là “quá hời” cho các hãng, giúp họ có thể đa dạng hóa sản phẩm mà không tốn tiền đầu tư. Câu hỏi cũng được đặt ra là nếu ông lớn có thị phần số 1 của ngành bia thế giới hiện đang gần đội sổ về thị phần tại thị trường bia Việt Nam quyết tâm “nắm được” Sabeco có bị coi là tập trung kinh tế và đánh mất cơ hội gia nhập thị trường của các thương hiệu nhỏ hơn.

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng, Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vốn luôn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” với một nền tảng vững chắc về cả công nghệ, hệ thống phân phối, bán lẻ, nên không mấy khó hiểu ngay khi Chính phủ công bố thoái vốn tại doanh nghiệp này đã nhận được sự quan tâm của không ít tên tuổi lừng danh trong làng bia thế giới. Theo ông Hoài, nhà đầu tư mua phần vốn nhà nước tại Sabeco có mục đích mua cả thương hiệu nên tất nhiên không lo mất thương hiệu, nhưng những ví dụ trên vẫn là bài học lớn đối với thương vụ của Sabeco.

Theo ông Hoài, Luật Cạnh tranh cũng có những yêu cầu khá nghiêm khắc về việc thực hiện đúng các quy định cạnh tranh bao gồm cả bán bớt tài sản hoặc chia tách khi hai hãng bia số 1 và số 2 thế giới sát nhập với nhau để tạo cơ hội cho những thương hiệu khác được cạnh tranh công bằng hơn.

Vì vậy, cần có những quy định nhất định để chặn thao túng, độc quyền, lành mạnh thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác phát triển công bằng. Cụ thể, trường hợp tham gia chào bán cạnh tranh, nhà đầu tư không phải thực hiện theo các quy định về chào mua công khai khi có ý định mua đạt hoặc vượt các tỉ lệ sở hữu phải chào mua công khai quy định tại Luật Chứng khoán. Nhà đầu tư có nhu cầu đặt mua với khối lượng đạt hoặc vượt các tỉ lệ sở hữu phải chào mua công khai 25% thì thực hiện báo cáo Ban Tổ chức chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước ngày tổ chức chào bán 7 ngày về số lượng dự kiến mua.

Trong số những nhà sản xuất bia lớn đang “xếp hàng” để có thể bước chân vào thị trường bia đầy tiềm năng ở Việt Nam có thể kể tới như: Thai Beverage và Singha của Thái Lan, Kirin và Asahi của Nhật Bản, Heineken và Anheuser-Busch InBev của Hà Lan. diễn giải... 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.