Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ động nâng cao chất lượng đón đầu cơ hội CPTP

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ động nâng cao chất lượng đón đầu cơ hội CPTP
Năm 2019, nông sản Việt và các doanh nghiệp cũng đứng trước rất nhiều cơ hội, trong đó phải kể đến Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, mở ra cơ hội lớn về xuất khẩu nông lâm thủy sản vào một thị trường vô cùng rộng lớn và giàu tiềm năng.

Tuy nhiên chất lượng các mặt hàng nông sản của chúng ta hiện nay như thế nào, liệu có đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế để có thể tăng trưởng xuất khẩu hay không? Và bản thân các doanh nghiệp cần phải làm gì để tận dụng được cơ hội mà CPTPP đem lại. Những phân tích chia sẻ của PGS. TS Đào Ngọc Tiến, Khoa Thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương HN trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp quý vị hiểu hơn về những vấn đề này.

Trước tiên xin cảm ơn PGS. TS Đào Ngọc Tiến đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn.  Nếu nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thì những mặt hàng nông sản của chúng ta hiện nay có đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng mà CPTPP đặt ra không thưa ông?

Theo quan điểm đánh giá của tôi thì trên một cái bình diện rộng thì có lẽ các sản phẩm nông sản của chúng ta chưa đáp ứng được những cái tiêu chuẩn đó, ở một cái chỗ là xuất phát từ cái đặc điểm của chúng ta đó là một nền nông nghiệp của chúng ta còn tương đối nhỏ lẻ. Nông nghiệp của chúng ta đang được thu mua, thu gom từ nhiều hộ nông dân canh tác nhỏ lẻ với cái trình độ chế biến áp dụng khoa học khác nhau. Cho nên chất lượng sản phẩm nông sản không nhất quán, và cái tổ chức sản xuất theo chuỗi của chúng ta nó chưa tốt cho nên nếu đổ chung tất cả vào thì chắc chắn chúng ta chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, về lao động về sở hữu trí tuệ mà CPTPP đề ra.

Vậy thưa ông Tiến, để có thể tận dụng được tối đa những cơ hội mà CPTPP đem lại, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta cần phải làm gì?

Để vào được những thị trường  trong CPTPP đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư thêm thời gian để mà tiếp cận nghiên cứu thị trường đấy. DN cần có những hoạt động về quảng bá, xúc tiến giới thiệu những sản phẩm nông sản của VN ở trên những thị trường đó. Người dân ở trên những thị trường đấy họ chưa biết đến những sản phẩm nông sản rất là ngon, đặc sản của VN thì chúng ta cần phải giới thiệu cho họ. Còn đối với những thị trường mà chúng ta đã thâm nhập được, chẳng hạn như Úc, một số loại trái cây của chúng ta đã vào được thì doanh nghiệp cần chú ý đến khâu tổ chức sản xuất, đảm bảo chất lượng và tổ chức sản xuất tốt. Thay vì việc chúng ta sản xuất những cái nhỏ lẻ, manh mún thì bây giờ chúng ta phải có những liên kết. Liên kết giữa các hộ, liên kết ngang, liên kết dọc các mô hình tổ chức sản xuất để làm sao chất lượng nông sản của chúng ta nâng cao và đồng nhất, đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn ấy.

Còn về dài hạn thì sao, các doanh nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung của chúng ta cần phải có sự thích ứng như thế nào đối với CPTPP thưa ông? 

Khi mà chúng ta đã chấp nhận ra một cuộc chơi, một sân chơi lớn của CPTPP, sân chơi toàn cầu thì việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh, một chiến lược lựa chọn về mặt hàng, về thị trường sẽ là cái mà chúng ta phải nghĩ đến. Có thể đó là một chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi sang cái mà chúng ta có lợi thế. Hoặc DN cũng có thể lựa chọn những thị trường ngách, những cái đặc sản, những cái mà Việt Nam có thể tồn tại cạnh tranh được với họ. Không phải là câu chuyện ngày hôm nay tôi trồng cái cây này xong rồi tôi thấy không bán được tôi sẽ chặt bỏ đi. Mà khi tôi đã quyết định đầu tư trồng một vùng nguyên liệu, trồng một loại trái cây đặc sản thì tôi phải có một tầm nhìn 5 năm, 10 năm tới trái cây đó sẽ bán sang thị trường nào và chúng ta có thể thâm nhập những thị trường đó không? Và sau khi các DN có một chiến lược, một tầm nhìn dài hạn như vậy thì các DN sẽ phải có một loạt các biện pháp, kế hoạch để mà triển khai cái kế hoạch đấy. Từ câu chuyện tổ chức sản xuất, từ câu chuyện áp dụng các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, các tiêu chuẩn nông nghiệp sạch cho đến việc liên kết, truy xuất nguồn gốc tạo thành các chuỗi.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ động nâng cao chất lượng đón đầu cơ hội CPTP ảnh 1  

Như vậy là rất cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng các mặt hàng nông sản nhưng bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ thêm từ phía chính phủ phải không thưa ông?

Ở đây có một số việc mà nhà nước cần phải chú ý đến. Thứ nhất là công tác về chiến lược về quy hoạch, đấy là cái công tác mà nhà nước sẽ phải làm vì không một doanh nghiệp nào đủ khả năng để làm việc đó. Thứ hai, khi chúng ta tham gia vào CPTPP chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh, vậy thì lựa chọn những sản phẩm gì chúng ta có lợi thế ở những khu vực, ở những địa phương nào thì cần phải có thông tin, sự điều tiết từ nhà nước. Tránh cái việc là chúng ta cứ đổ xô theo mặt hàng này mà bỏ rơi cái mặt hàng kia. Thêm nữa, để nhà nước có thể giúp các doanh nghiệp nâng cao được năng lực sản xuất tạo ra những sản phẩm tốt thì đó là câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật và liên quan cả đến con người. Trừ một số những doanh nghiệp lớn, họ có khả năng đầu tư, hoặc một số nhà đầu tư nước ngoài có thể vào nhưng ở góc độ nhà nước vẫn cần có những chính sách để hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật đặc biệt đối với những hộ nông dân nhỏ, đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để mà áp dụng một tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn Gap hay là một tiêu chuẩn Hasap thì vẫn cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp cho các DN có thể hiểu, có thể có những nguồn lực đầu tiên để mà áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đó.

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.