Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ

Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ
TPO - “Mở cửa mà khách không đến thì không biết lấy tiền đâu đắp vào chi phí vận hành, lương nhân viên…Vậy nên cách tốt nhất bây giờ là “nằm im”, đại diện một khách sạn thở dài.  

Dịp lễ 30/4, 1/5 đến gần, song hàng loạt khách sạn tại Đà Nẵng vẫn đang trong cảnh đìu hiu. Ghi nhận dọc các tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Sa…liên tiếp nhiều khách sạn đóng kín cửa tranh thủ sửa chữa bên trong, một số lại treo bảng ngừng đón khách và chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.

Ông Nguyễn Đức Cương, quản lý khách sạn Vanda trên tuyến đường trung tâm Nguyễn Văn Linh cho hay khách sạn đóng cửa cả tháng nay. “Hết lệnh giãn cách, thành phố cho phép đón khách lưu trú nhưng chúng tôi± vẫn chưa hoạt động. Bởi trước nay chủ yếu khách nước ngoài tới ở, nay các chuyến bay từ nước khác đến vẫn ngưng thì mở cửa kiểu gì?”, ông nói và cho biết thêm, sớm nhất, phải tới tháng 6 khách sạn mới tính đến chuyện đón khách lại.

Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ ảnh 1 Khách sạn liên tiếp trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, những ngày cận kề lễ vẫn rất hiếm khách tới lưu trú. Ảnh:  Thanh Trần.

Đà Nẵng hiện có trên 1000 cơ sở lưu trú, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là một trong những “mùa làm ăn” hàng năm của các doanh nghiệp. Chia sẻ với Tiền Phong, các doanh nghiệp cho hay để hoạt động được, công suất buồng phòng phải từ 30%, muốn có lãi phải trên dưới 50%. Tuy nhiên trong thời điểm này con số đó không khả thi, đặc biệt với các khách sạn thuần túy.

“Chúng tôi không muốn khách sạn bị trì trệ, ngoài chuyện kinh doanh còn là vấn đề hình ảnh nữa. Nhưng tình thế này rất khó, bây giờ hoạt động mà khách không đến thì không biết lấy tiền đâu đắp vào chi phí vận hành, lương nhân viên…Vậy nên cách tốt nhất bây giờ là “nằm im”, đại diện một khách sạn thở dài.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng nhìn nhận, đây là thực trạng chung của ngành du lịch thành phố từ khi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Hàng loạt khách sạn phải đóng cửa hoặc hoạt động theo kiểu “cầm hơi”, số khác phải cho nhân viên nghỉ việc, cắt bớt các chi phí không cần thiết.

Ông cho hay, du khách không đến phần vì lo sợ dịch bệnh, phần vì không dám chi tiêu bởi thu nhập bị ảnh hưởng, và vì nhiều dịch vụ thu hút như massage, vũ trường….vẫn bị cấm khiến tâm lý đi du lịch vào dịp lễ bất an, dè dặt,  không trọn vẹn.

Theo ông, kỳ nghỉ này khách đến Đà Nẵng chủ yếu sẽ là khách nội địa từ các gia đình, nhóm nhỏ. Thị trường khách này thường lưu trú trong khách sạn 4, 5 sao, song số lượng sẽ rất khó đạt được 30% so với các năm trước.

Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ ảnh 2

Một khách sạn đóng cửa gần 2 tháng nay và chưa có kế hoạch hoạt động lại. Ảnh: Thanh Trần. 

Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ ảnh 3

Liên tiếp khách sạn đóng cửa trên tuyến đường du lịch Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Thanh Trần. 

Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ ảnh 4 Nhiều doanh nghiệp muốn mở cửa, nhưng không có khách thì không đủ tiền vận hành, trả lương nhân viên....Ảnh: Thanh Trần. 
Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ ảnh 5  Đà Nẵng hiện có trên 1000 cơ sở lưu trú, thường năm du khách đổ về dịp lễ rất đông. Năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19, tất cả đều lâm cảnh ế ẩm, đìu hiu. Ảnh: Thanh Trần.  
Khách sạn Đà Nẵng vẫn im lìm ngay trước dịp lễ ảnh 6  Ông Dũng nhận định, kỳ lễ năm nay chỉ có khách nội địa, từ các gia đình, nhóm nhỏ và chỉ đạt khoảng 30% so với năm trước. Ảnh: Thanh Trần. 
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.