Khai mạc phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN

Lãnh đạo cấp cao các nước tham dự phiên khai mạc toàn thể WEF ASEAN. Ảnh: VNEXPRESS
Lãnh đạo cấp cao các nước tham dự phiên khai mạc toàn thể WEF ASEAN. Ảnh: VNEXPRESS
TPO - Tại phiên khai mạc, các lãnh đạo trong khu vực sẽ thiết lập nền tảng cho diễn đàn, khi nêu ra những lo ngại và lựa chọn trong thời kỳ có nhiều đột phá về công nghệ. 

Sáng 12/9 tại Hà Nội, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 chính thức khai mạc phiên toàn thể với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0" có sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN, quốc tế và WEF.

Tại đây, các lãnh đạo trong khu vực sẽ thiết lập nền tảng cho diễn đàn, khi nêu ra những lo ngại và lựa chọn trong thời kỳ có nhiều đột phá về công nghệ. 

Lãnh đạo 7 quốc gia ASEAN, gồm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Singapore - Lý Hiển Long, Tổng thống Indonesia - Joko Widodo, Thủ tướng Campuchia - Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào - Thongloun Sisoulith, Cố vấn nhà nước Myanmar - Daw Aung San Suu Kyi, Phó thủ tướng Thái Lan - Prajin Juntong cùng Chủ tịch WEF - Klaus Schwab và Phó thủ tướng Trung Quốc - Hồ Xuân Hoa sẽ tham gia phiên khai mạc.

Với chủ đề “Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Hội nghị WEF ASEAN 2018 đóng vai trò là một diễn đàn lớn và có uy tín trong khu vực, có sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo nhiều nước trong và ngoài khu vực, nhiều tổ chức quốc tế lớn và đông đảo lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới.  

Đáng chú ý, đây sẽ là nơi hội tụ của 80 start-up hàng đầu khu vực ASEAN, trong đó, phần lớn là các start-up accelerator (tăng tốc khởi nghiệp), các quỹ đầu tư mạo hiểm, các chuyên gia công nghệ và các nhà lãnh đạo truyền thông.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018 cũng sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Klaus Schwab sẽ phát biểu khai mạc và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 là cơ hội để thúc đẩy các đối tác tăng cường hợp tác với Việt Nam, các tập đoàn hàng đầu thế giới có tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường quan tâm, tăng cường đầu tư vào Việt Nam, góp phần tích cực mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn có chất lượng, công nghệ hiện đại phục vụ tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Là nước chủ nhà và đồng tổ chức Hội nghị WEF ASEAN, Việt Nam đã tạo được dấu ấn khi đưa vấn đề Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào nội hàm chủ đề của Hội nghị, cũng như lồng ghép nhiều vấn đề Việt Nam và các nước ASEAN quan tâm vào nội dung nghị sự của Hội nghị như khởi nghiệp sáng tạo, hạ tầng và đô thị thông minh, lao động- việc làm trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp công nghệ cao…

Đây là các chủ đề thời sự rất thiết thực đáp ứng quan tâm chung của các nước ASEAN, với nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là với Việt Nam, đồng thời cũng gắn kết chặt chẽ với chủ đề của ASEAN năm nay là Xây dựng một Cộng đồng ASEAN tự cường sáng tạo.

Hội nghị WEF ASEAN 2018 sẽ là cơ hội rất tốt để các bên có thể gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuẩn bị tốt nhất để bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.