Năm 2018, không còn yếu tố tăng trưởng đột phá

Công nhân đang lắp ráp linh kiện điện tử tại nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh: Khương Nha.
Công nhân đang lắp ráp linh kiện điện tử tại nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh: Khương Nha.
TP - Tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế sáng 30/3, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018. Năm 2018 cũng sẽ không có những nhân tố đột phá về tăng trưởng như Samsung ra sản phẩm Note 8, Formosa hoạt động, vì thế không được thỏa mãn, lơ là trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Khó duy trì GDP qúy sau cao hơn quý trước

Đề cập kết quả phát triển kinh tế quý I/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc GDP tăng 7,38% là hết sức khả quan. “Qua báo cáo kết quả của các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, có thể nói chúng ta đang có những bước đi đúng hướng, đi vào những giá trị cốt lõi và bền vững của phát triển”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, những “điểm nghẽn” cho phát triển cần phải tập trung khắc phục có hiệu quả. Đó là phát triển kết cấu hạ tầng còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển. Rủi ro thị trường như chi phí đầu vào tăng cao, các rào cản thuế quan, thương mại, hàng rào kỹ thuật ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng lớn. Bên cạnh đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm, bộ máy còn cồng kềnh, kém hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cũng cảnh báo: Do đặc điểm mô hình diễn biến tăng trưởng các quý năm 2018 khác nhiều so với truyền thống, có xu hướng giảm dần, trong đó tốc độ tăng trưởng của quý I là cao nhất (dự báo đạt trên 7,4%) nên rất dễ dẫn tới tâm lý sớm hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được, có thể dẫn tới lơ là, thiếu kiên trì, quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ đã được đề ra.

“Kỳ vọng quá nhiều vào mô hình truyền thống, quý sau cao hơn quý trước nên dễ bị thất vọng, mất động lực và niềm tin vào việc triển khai các nhiệm vụ khi kết quả thực tiễn không như kỳ vọng. Đồng thời có thể có tâm lý hoài nghi về kết quả thống kê, dẫn tới những phân tích sai lệch về tình hình kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến tâm lý chung và niềm tin của xã hội vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như tính khoa học của công tác thống kê”, ông Thắng nói và cho rằng, dự kiến năm 2018 không có những nhân tố đột phá như năm 2017. Ví dụ như tăng trưởng đột phá của Samsung với sản phẩm mới Note 8 vào tháng 5/2017 hoặc nhà máy thép Formosa lần đầu tiên đi vào sản xuất với quy mô lớn vào tháng 7/2017...

Sản xuất ra nhiều mà không xuất khẩu được là chết

Đại diện Tập đoàn Samsung cũng cho biết, năm 2018 xu hướng sản xuất có chững lại, vì phải đương đầu với xu thế bảo hộ mậu dịch trên thế giới. Samsung Việt Nam kiến nghị Chính phủ ủng hộ duy trì thể chế về lao động và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là lợi thế cạnh tranh của lao động Việt Nam đối với các quốc gia khác trong khu vực như quy định cởi mở về việc làm thêm giờ của người lao động. Đồng thời, Chính phủ cần thúc đẩy đàm phán để các quốc gia chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong thời gian tới họ có thể thừa nhận.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, tốc độ tăng trưởng cao của quý I/2018 là yếu tố thuận lợi, nền tảng tốt cho cả năm. Tuy nhiên, ông Cường cũng cho rằng với một nền kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu gấp đôi GDP như Việt Nam thì tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có một sự cố từ bên ngoài. “Giải pháp tốt nhất với chúng ta là thị trường, thị trường và thị trường, đồng thời sẵn sàng chủ động ứng phó với sự cố. Sản xuất ra nhiều mà không xuất khẩu được là chết”, ông Cường nhấn mạnh.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7- 6,8% trong năm 2018, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng cho rằng cần theo dõi, giám sát định kỳ và thường xuyên nhằm nắm chắc tình hình diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước, nắm bắt và tận dụng triệt để các cơ hội để thúc đẩy phát triển nhanh những lĩnh vực chủ chốt, động lực của tăng trưởng kinh tế cũng như để có những điều chỉnh cần thiết kịch bản tăng trưởng khi có sự thay đổi lớn diễn ra. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ.

Đối với Bộ GTVT, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sớm đưa vào hoạt động một số dự án giao thông trọng điểm và đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng sân bay Long Thành. Triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm chi phí logistic, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp giảm chi phí từ đó giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là bất động sản và chứng khoán. Nghiên cứu việc giảm lãi suất đối với một số lĩnh vực sản xuất cần thúc đẩy phát triển… 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là bất động sản và chứng khoán. Nghiên cứu việc giảm lãi suất đối với một số lĩnh vực sản xuất cần thúc đẩy phát triển…

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...