Nghi vấn cty thời trang của diễn viên Hải Anh giả xuất xứ: Kiểm tra 5 địa điểm
TPO - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 14 chia thành 5 tổ kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh Thương hiệu thời trang SEVEN.Am trên địa bàn Hà Nội sau nghi vấn giả mạo xuất xứ.

Hàng nhái ngập 'chợ nhà giàu' Sài Gòn
Chặn đứng lô hàng nửa tỷ đồng giả xuất xứ Việt Nam ở cảng Cát Lái
Nhiều nhãn hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất đi Mỹ, EU
Vụ 1,8 triệu tấn nhôm có dấu hiệu gian lận xuất xứ: Cần giám sát chặt chẽ
Đặc vụ Mỹ đến Việt Nam phối hợp điều tra lô hàng nhôm 4,3 tỉ USD giả mạo xuất xứ
Ngày 11/11, trao đổi với Tiền Phong, ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, các lực lượng trực thuộc đang vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin thương hiệu thời trang SEVEN.Am nghi giả mạo xuất xứ.
Trong khi đó, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, hôm nay 11/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Cục QLTT Hà Nội) đã chỉ đạo Đội QLTT số 14 chia thành 5 tổ kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh Thương hiệu thời trang SEVEN.Am trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, 5 điểm kinh doanh gồm: 146-148 Tôn Đức Thắng, 11 Kim Đồng, 146 Thái Hà, 135 Trần Phú (Hà Đông), 506 Nguyễn Văn Cừ.
Qua kiểm tra, Đội QLTT số 14 ghi nhận trên toàn bộ các sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng SEVEN.Am đều có tem của sản phẩm SEVEN.Am , xuất xứ “Made in Vietnam”, có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối là "Công ty cổ phần MHA thời trang SEVEN.Am ".
“Tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình đăng ký nhãn hiệu SEVEN.Am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy Số 14518064. Toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin sẽ xuất trình sau”, Đội QLTT 14 cho hay.
Đáng chú ý, Đội QLTT 14 chưa phát hiện có chữ Trung Quốc gắn trên sản phẩm nào ở 5 địa điểm trên. Hiện Đội QLTT 14 đang tiếp tục kiểm tra, yêu cầu xuất trình các giấy tờ liên quan đến hàng hoá và kiểm đếm các sản phẩm tại cửa hàng.
Trước đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô có bài điều tra Thâm nhập “công xưởng” thời trang SEVEN.Am tại Hà Nội.
Báo này phản ánh, thương hiệu thời trang SEVEN.Am có nhập thêm hàng Trung Quốc, thay đổi nhãn mác từ Trung Quốc thành "Made in Vietnam" trên một số sản phẩm khăn, quần áo và đồ lót.
Bà Nguyễn Thu Hằng, Chánh văn phòng của Công ty MHA trả lời báo này rằng: “Kho 135 Trần Phú, Hà Đông là của Công ty Bảo Anh, một đối tác cung cấp hàng cho bên tôi, chúng tôi chỉ có cửa hàng ở tầng 1. Những sản phẩm áo măng tô được nhập Trung Quốc và có hóa đơn, tờ khai đầy đủ. Khi bán hàng chúng tôi cũng nói rõ cho khách hàng biết đấy là hàng Trung Quốc để họ tình nguyện lựa chọn, chính vì nói rõ nên việc cắt bỏ mác chữ Trung Quốc như phản ánh là không có và thao tác đó là thừa (?)”
Được biết, thương hiệu Seven.AM của ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần MHA có mặt tại Việt Nam từ năm 2009. Ông Nguyễn Vũ Hải Anh cũng từng là diễn viên nổi tiếng với một số vai hài hước trên sóng truyền hình.
Cùng chuyên mục

30 địa phương có số thu trên 10 nghìn tỷ đồng

Vì sao Vn-Index lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp?

“Mang tết về nhà“: khi ước mơ mãi là mơ ước!

BIDV Thanh Xuân kinh doanh xuất sắc, nhận Huân chương Lao động hạng Ba

SCB đạt nhiều chứng chỉ bảo mật quốc tế quan trọng trong năm 2020

Chi cả tỷ đồng thuê người lặt lá mai tết

Chậu lan hồ điệp 'khủng' giá 165 triệu có gì đặc biệt?
