Nhựa Bình Minh chính thức thuộc về người Thái

Trong thông báo phát đi mới đây, Tập đoàn SCG (Thái Lan) chính thức xác nhận hoàn tất mục tiêu nắm chi phối công ty Nhựa Bình Minh. 

Tại buổi công bố kết quả kinh doanh trước kiểm toán quý I/2018, ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG xác nhận Công ty TNHH Nawaplastic Industries (Saraburi) (Nawaplastic), công ty con của SCG, đã hoàn tất mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP).

Hiện Nawaplastic sở hữu 50,9% cổ phần tại Nhựa Bình Minh. Vị lãnh đạo cho hay SCG sẽ tập trung phát triển khả năng quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của BMP, tăng sức cạnh tranh dựa vào chất lượng sản phẩm.

Từ đầu năm, SCG đã hai lần thu gom cổ phiếu BMP. Hồi tháng 3, Nawaplastic đã chi khoảng 2.330 tỷ đồng để sở hữu hơn 24 triệu cổ phần BMP, nâng sở hữu lên 49,91% và trở thành cổ đông lớn nhất. Đến đầu tháng tư, Nawaplastic tiếp tục đăng ký mua thêm 818.609 cổ phiếu của Nhựa Bình Minh.

Sau khi đã sở hữu một công ty sản xuất hạt nhựa (TPC Việt Nam), SCG thể hiện tham vọng xây dựng chuỗi giá trị tổng hợp trong ngành nhựa tại Việt Nam thông qua việc thâu tóm Nhựa Bình Minh.

Trong khi đó, Nhựa Bình Minh sở hữu 4 nhà máy với tổng công suất là 140.000 tấn, cùng hệ thống phân phối và là thương hiệu phổ biến với mức độ nhận diện cao. Tuy nhiên, hai năm gần đây trong điều kiện cạnh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp mới, Nhựa Bình Minh đã dần đánh mất thị phần, với kết quả kinh doanh thấp hơn khá nhiều so với trước.

Dựa trên báo cáo quý I/2018, SCG tại Việt Nam sở hữu tổng tài sản 36.369 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng này đạt hơn 6.000 tỷ đồng, bao gồm doanh thu từ cả hoạt động trong nước và nhập khẩu từ Thái Lan, tăng 10% so với cùng kỳ chủ yếu từ ngành bao bì, xi măng và vật liệu xây dựng.

“Đứng trước tác động của các yếu tố không thuận lợi bao gồm tính cạnh tranh gay gắt ở trong nước và khu vực, chi phí nguyên vật liệu và tỷ giá đồng Baht tăng, kết quả kinh doanh quý I/2018 của SCG vẫn tương đương với quý trước. Kết quả này có được nhờ định hướng mới của tập đoàn, thúc đẩy sử dụng công nghệ số để phát triển các sáng kiến cùng với việc cung cấp trọn bộ giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng trong khu vực ASEAN", ông Roongrote nói.

Ngoài ra, SCG tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cao (High Value Added - HVA). Trong quý I/2018, doanh thu các sản phẩm và dịch vụ HAV đạt hơn 33.000 tỷ đồng, tăng 5% so với quý trước, chiếm 39% tổng doanh thu bán hàng. Tập đoàn đã đầu tư hơn 1% tổng doanh thu bán hàng, tương đương với 869 tỷ đồng vào R&D.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".