Nối lại bay quốc tế: Khách về Việt Nam phải trả trước tiền cách ly?

Khách nhập cảnh Việt Nam phải chứng minh đã trả trước chi phí cách ly trong nước.
Khách nhập cảnh Việt Nam phải chứng minh đã trả trước chi phí cách ly trong nước.
TPO - Theo dự thảo phương án tiếp nhận, giám sát, cách ly y tế với khách từ nước ngoài về Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế thường lệ được nối lại, khách phải chứng minh đã trả trước chi phí cách ly, đi lại tại Việt Nam mới được lên máy bay.

Dù một số đường bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và 1 số khu vực an toàn dịch COVID-19 đã được nối lại, nhưng mở chở khách từ Việt Nam đi. Còn việc đón khách về nước trên các chuyến bay này phải chờ Quy trình nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế phòng chống COVID-19 trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ do Bộ Y tế chủ trì xây dựng. 

Hiện Quy trình trên đã được Bộ Y tế dự thảo và gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để thống nhất trước khi ban hành và áp dụng. 

Mục tiêu của quy trình nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm Sars-CoV-2 từ nước ngoài, phù hợp với năng lực, nguồn lực cách ly y tế trong nước. 

Các quy định này xác lập rõ người nhập cảnh phải trả toàn bộ kinh phí cho việc đưa đón, cách ly tại khách sạn, xét nghiệm 9 tại Việt Nam (khách ngoại giao, công vụ được miễn phí xét nghiệm, trừ trường hợp cách ly tại khách sạn theo nguyện vọng).

Theo dự thảo của Bộ Y tế, trước mắt, có 3 nhóm khách được nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ. Nhóm đầu công dân Việt Nam và thân nhân là người nước ngoài. Nhóm 2 là người nước ngoài là chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao, các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác và thân nhân nhập cảnh vào Việt Nam từ 14 ngày trở lên; học sinh, sinh viên quốc tế. Nhóm 3 là người nước ngoài nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 14 ngày.

Nhóm đầu tiên thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, được mua vé và nhập cảnh trên các chuyến bay thường lệ ngoài các điều kiện như xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, phải chứng minh đã đăng ký, có xác nhận tiếp nhận của cơ sở cách ly trong nước và dịch vụ đưa đón (có hoá đơn thanh toán các dịch vụ này để chứng minh, thay vì chỉ đăng ký). Ngoài ra là các yêu cầu về khai báo y tế, chấp hành các quy định phòng chống dịch, cài đặt ứng dụng truy vết… 

Việc lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện 2 lần, lần đầu khi nhập cảnh và lần sau khi cách ly được 14 ngày. Khi về nơi lưu trú phải tiếp tục theo dõi sức khoẻ, khai báo y tế, hạn chế tiếp xúc… tới ngày thứ 28 kể từ ngày nhập cảnh.

Với nhóm khách nhập cảnh Việt Nam là người nước ngoài (nhóm 2, 3), dự thảo Quy trình của Bộ Y tế cho phép cách ly tập trung dưới 14 ngày, nhưng phải chịu sự giám sát, khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm khi đủ 14 ngày. Sau đó tiếp tục theo dõi sức khoẻ tới đủ 28 ngày từ ngày nhập cảnh (nếu ở lại Việt Nam).

Riêng với nhóm khách thứ 3 được phép nhập cảnh (ngoại giao, công vụ) không phải cách ly tập trung sau khi nhập cảnh. Nếu làm việc tại Việt Nam từ 14 ngày trở lên phải áp dụng theo thủ tục, quy trình giám sát y tế như nhóm 2; nếu làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) áp dụng theo quy trình tại Công văn 4674/BYT-MT ngày 31/8/2020 của Bộ Y tế (nhưng tại nơi lưu trú, khách thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam, thay vì 2 ngày/lần theo hướng dẫn trên).

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, phía vận tải hàng không chỉ đợi Quy trình trên của Bộ Y tế được ban hành sẽ cấp phép ngay cho các hãng bay đón khách về Việt Nam, việc này phía hàng không không gặp trở ngại gì.

Cuối tháng 9 vừa qua, các hãng hàng không Việt Nam đã thí điểm 2 chuyến bay đón khách từ nước ngoài về Việt Nam trên các chuyến bay thương mại thường lệ. Tuy nhiên, những khách này sau đó đã phát sinh các vấn đề liên quan tới cách ly, khi nhiều khách ban đầu đăng ký cách ly tại khách sạn, nhưng khi về nước lại yêu cầu cách ly chỗ khác vì chi phí cách ly ở khách sạn quá cao. Điều này dẫn tới những rủi ro cho công tác phòng chống dịch và các vấn đề khác, nên từ đó tới nay các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ vẫn tạm thời chưa mở bán vé cho khách về Việt Nam. 

Trước đó, Chính phủ đã cho phép nối lại 1 số đường bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số khu vực an toàn dịch bệnh COVID-19, với tần suất 1 chuyến/đường bay/tuần cho mỗi bên, các bên đối tác cũng chấp thuận. Phía Việt Nam, trước mắt chỉ định Vietnam Airlines và Vietjet Air khai thác các đường bay gồm: Quảng Châu (Trung Quốc) – TPHCM, Tokyo (Nhật Bản) - Hà Nội/TPHCM, Seoul (Hàn Quốc)- Hà Nội/TPHCM, Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) - Hà Nội/TPHCM, PhnomPenh (Campuchia) – TPHCM, Viên Chăn (Lào) - Hà Nội.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.