Nuôi tôm, nuôi cá cạnh bãi rác Đa Phước

Gia đình bà Phan Thị Bé thu hoạch cá nuôi trong ao tự nhiên
Gia đình bà Phan Thị Bé thu hoạch cá nuôi trong ao tự nhiên
Từ nhiều năm nay, nhiều hộ dân sinh sống ở ấp 3 (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM) thu nhập chính vẫn dựa vào việc nuôi cá trong các ao tự nhiên ven vùng đệm của bãi rác Đa Phước. Mỗi năm người dân thu hoạch từ 1 đến 2 đợt, mỗi đợt cũng vài tấn cá.

Bà Phan Thị Bé (60 tuổi, ngụ ấp 3, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) cho biết, bà đã sống ở đây từ năm 20 tuổi. Đến khi lập gia đình sinh con cái thì cả nhà dựa vào mấy cái ao xung quanh để mưu sinh. Từ trồng lúa, trồng rau,… đến nuôi tôm nuôi cá đều trải qua trên mảnh đấy này. Hiện nay, gia đình bà chuyển sang nuôi cá với diện tích ao tự nhiên hơn 1000m2.

“Mỗi năm tôi thu hoạch từ 1 đến 2 đợt. Mỗi đợt như vậy cũng tầm 1 tấn tùy theo trúng hay thất. Ao này là ao tự nhiên, tui mua con giống như cá rô phi, cá lóc,…về rồi thả vào để cá tự nhiên lớn chứ không có cho ăn gì cả”, bà Bé nói.

Nuôi tôm, nuôi cá cạnh bãi rác Đa Phước ảnh 1

Mỗi năm bà Bé thu hoạch từ 1 đến 2 đợt cá

Bà Bé cho biết, cá này nuôi tự nhiên nên thịt săn chắc, ăn ngon hơn cá nuôi bán ngoài chợ nên thương lái rất chuộng. Hiện tui bán cho thương lái cũng được giá khoảng 40 nghìn đồng/kg đối với cá rô phi, cá lóc thì trên 100 nghìn đồng/kg.

Còn anh Lê Văn Trung (ngụ ấp 3, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết, dù ao nuôi cá nằm cạnh bãi rác Đa Phước nhưng chất lượng nguồn nước cũng tốt. Thời gian đầu bãi rác mới thành lập thì các hộ dân nuôi cá xung quanh có chút lo lắng, nhưng sau này cũng an tâm, nuôi cá vẫn bình thường.

Nuôi tôm, nuôi cá cạnh bãi rác Đa Phước ảnh 2

Kỹ sư môi trường Nguyễn Trung Hiếu giới thiệu về quy trình xử lý nước thải rác

Kỹ sư môi trường Nguyễn Trung Hiếu, phụ trách Nhà máy xử lý nước rỉ rác – Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước cho biết, nhà máy có công suất 2.800 m3/ngày, đảm bảo xử lý hết lượng nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp rác, kể cả nước mưa. Nhà máy được áp dụng các công nghệ của Mỹ và Đức, bao gồm: Công nghệ sinh học và công nghệ màng lọc.

Trong đó, màng lọc là công nghệ tiên tiến trên thế giới và chỉ mới dụng ở Việt Nam cho việc xử lý, cấp nước. Công nghệ này thân thiện với môi trường bởi không sử dụng hóa chất để xử lý các thành phần có trong nước rỉ rác.

Nuôi tôm, nuôi cá cạnh bãi rác Đa Phước ảnh 3

Nhà máy hoạt động liên tục 24/7, tự động hóa cao, có kiểm soát chất lượng nước sau xử lý. Nước sau xử lý được tái sử dụng cho các hoạt động nội bộ trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.

“Chúng tôi còn có trạm quan trắc online để đo các chỉ số nước sau xử lý, đảm bảo luôn đạt quy chuẩn môi trường”, kỹ sư Hiếu cho biết.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).