Sau 160 ngày sửa chữa, mặt cầu Thăng Long sẽ ổn trong 10 năm?

GS.TS Trần Đức Nhiệm (Đại học GTVT) giới thiệu về công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long.
GS.TS Trần Đức Nhiệm (Đại học GTVT) giới thiệu về công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long.
TPO - Dự kiến vào ngày 8/8 tới, mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) sẽ được bóc đi toàn bộ để thảm lại bằng công nghệ mới. Với lần sửa này, Tổng cục Đường bộ cam kết mặt cầu có thể ổn định trong ít nhất 10 năm.

Từ ngày 28/7, Tổng cục Đường bộ đã cấm toàn bộ ô tô qua lại cầu Thăng Long để sửa chữa (cấm tầng 2). Công nghệ sửa chữa lần này do các chuyên gia trường Đại học GTVT nghiên cứu từ kinh nghiệm nước ngoài.  
 
GS.TS Trần Đức Nhiệm (Đại học GTVT), phụ trách tư vấn dự án cho biết, cầu Thăng Long đưa vào sử dụng năm 1985, tới nay đã trải qua 2 lần sửa chữa lớn (năm 1999, 2009). Tuy nhiên, sau lần sửa năm 2009, cầu chỉ đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng, bong tróc, bị xô lệch lớp bê tông nhựa, đọng nước… 

Hiện mặt cầu Thăng Long bị rạn nứt hơn 8.700m2, có 4/8 khe co giãn bị hư hỏng. Xuất hiện vết nứt dọc tại tất cả các nhịp.

Tình trạng này do lớp bê tông nhựa mới không bám dính với bản thép mặt cầu, nhiều phương tiện tải trọng lớn qua lại (hiện có khoảng 47.000 lượt xe/ngày qua cầu Thăng Long).

Theo GS Nhiệm, lớp bê tông nhựa mặt cầu hư hỏng, nhưng kết cấu và khả năng chịu lực của bản thép vẫn tốt, nếu khắc phục được mặt cầu có thể sử dụng 20-30 năm nữa chưa phải đụng tới kết cấu thép của cầu.

Đề cập giải pháp sửa chữa lần này, ông Nhiệm cho biết, bước đầu tiên là cào bóc toàn bộ lớp thảm mặt cầu hiện nay, làm sạch; sau đó hàn đinh neo lên mặt cầu để tạo kết nối với lưới thép, rồi đổ lớp bê tông siêu tính năng UHPC (dày 4cm). Sau đó, thảm một lớp bê tông nhựa để tạo nhám.

“Việc sửa chữa lần này sẽ tăng cường độ cứng cho bản mặt cầu có tính chịu mỏi cao, giải quyết được vấn đề dính bám giữa mặt cầu và lớp bê tông phủ, chống thấm đọng nước xuống bề mặt cầu”, ông Nhiệm nói.

Toàn bộ quá trình thi công sẽ được lắp mái che để không bị ảnh hưởng thời tiết. Trước khi thi công đại trà, sẽ thực hiện thi công thử nghiệm ngoài cầu Thăng Long và khoảng 120m trên mặt cầu để hoàn thiện công nghệ. 

Sau đó thực hiện thi công đại trà, tổng thời gian sửa chữa khoảng 160 ngày (xong trong năm 2020).

Sau 160 ngày sửa chữa, mặt cầu Thăng Long sẽ ổn trong 10 năm? ảnh 1

Lần sửa này, mặt tầng 2 cầu Thăng Long sẽ được cào bóc toàn bộ bê tông nhựa, hàn đinh neo, lắp lưới thép và đổ bê tông siêu cường lực.

Theo ông Nhiệm, công nghệ trên đã được thí điểm tại 3 cầu dân sinh trên cả nước. Các nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc… đều đã sử dụng và chứng minh có hiệu quả. Với lần sửa này, mặt cầu sẽ ổn định trong ít nhất 10 năm.

Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư, với giá trị trúng thầu hơn 240 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.