Tập đoàn Viễn thông Quân đội đổi tên

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức được Chính phủ công nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh và đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức được Chính phủ công nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh và đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
TPO - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức được Chính phủ công nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh và đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của  Công ty mẹ - Tập đoàn Viettel. Theo đó, từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội  được đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương; thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Viettel là nhóm công ty gồm công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết, không có tư cách pháp nhân, phối hợp vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh, vừa thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; gắn bó chặt chẽ, lâu dài với nhau về nhiệm vụ, lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Vốn điều lệ của Viettel tại thời điểm thay đổi điều lệ, tổ chức hoạt động (ngày 5/1/2018) là 121.520 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Viettel giai đoạn từ 2015 đến hết năm 2020 là 300.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội đổi tên ảnh 1

Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc tại Tập đoàn Viettel

Tại Tập đoàn Viettel, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện chủ sở hữu tại Viettel, thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Chủ tịch Viettel do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel gồm: Chủ tịch; Tổng Giám đốc; các Phó Tổng giám đốc; Kiểm soát viên; Kế toán trưởng; Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ. Theo điều lệ, tổ chức hoạt động mới, số lượng Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Viettel không vượt quá 5 người. Trường hợp cần bổ sung Phó Tổng giám đốc, Viettel đề nghị Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Theo Nghị định này, Viettel thực hiện đa dạng hoá sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hoá, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Nhà nước tại Viettel.

Trong các cuộc chia sẻ với báo chí, Tổng giám đốc Viettel Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng  cho biết, Viettel đang đặt mục tiêu là tổ hợp công nghệ quốc phòng công nghệ cao vào 2020. Theo ông Hùng, nghiên cứu, sản xuất thiết bị được coi là trụ cột thứ 3 trong chiến lược phát triển của Viettel, bên cạnh 2 trụ cột khác là viễn thông trong nước và viễn thông nước ngoài. Tập đoàn đã sản xuất và đưa vào sử dụng một số thiết bị viễn thông chủ chốt, các phần mềm viễn thông, phần mềm quản lý và đã làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị, khí tài quân sự, bước đầu tạo nền tảng cho việc hình thành một tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

MỚI - NÓNG
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
TPO - Đại diện pháp luật một số doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hòa Bình, Quảng Ninh... bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Trong đó, bà L.H.L. bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình - chủ đầu tư dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.