Chợ đầu mối của tỉnh Bình Dương

Tiểu thương phải nộp tiền vô lý

Một “người lạ” đứng thu tiền xe vào chợ.
Một “người lạ” đứng thu tiền xe vào chợ.
TP - Một nhóm thanh niên xăm trổ đầy mình cùng với dân phòng hằng ngày thu tiền của tài xế chở hàng vào và ra khỏi chợ Hàng Bông, chợ đầu mối lớn của tỉnh Bình Dương nằm ở phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một theo “luật bất thành văn” trong khi cơ quan chức năng nói “không biết”.

Giang hồ và dân phòng cùng thu tiền chợ

Thời gian qua, tiểu thương và người dân sinh sống tại chợ Hàng Bông phản ánh, gần đây có nhiều thanh niên xăm trổ đến thu tiền ra vào chợ không căn cứ vào quy định nào.

Theo điều tra của phóng viên, những người này ngang nhiên thu tiền không chỉ của tiểu thương đến lấy hàng trong chợ bằng xe máy mà còn thu của các tài xế xe tải đến giao nhận hàng bất kể giờ giấc từ 10 ngàn đến 100 ngàn đồng/lượt xe ra vào. Nhiều xe tải đỗ ngoài đường, nằm ngoài ranh giới của chợ cũng bị nhóm này thu tiền. Nhiều tài xế dù rất bức xúc nhưng trước thái độ của những người thu tiền, họ miễn cưỡng đưa tiền cho qua chuyện.

“Chợ không có bến bãi cho xe đến giao nhận hàng. Mỗi lần đến chợ, chúng tôi phải đậu tạm ngoài đường, những điểm trống bên ngoài chợ thuộc địa bàn phường khác nhưng vẫn bị thu tiền 50 ngàn đồng/lượt. Có ngày tôi phải đóng đến 2 - 3 lượt vì phải vào ra liên tục” - một tài xế thường xuyên đến giao nhận hàng tại chợ Hàng Bông bức xúc. Theo lái xe này, anh không thể không đóng tiền trước sự hung hãn của người thu.  “Nếu không trả, họ hành hung hoặc không cho xe đậu để xuống hàng”- một tài xế góp thêm.

Phóng viên đã tận mắt chứng kiến cảnh nhiều thanh niên mặt bặm trợn, có cả người mang trang phục dân phòng liên tục đến thu tiền các xe tải. Trưa và chiều tối mỗi ngày, những thanh niên thu tiền lại vào trụ sở Công an phường Phú Hòa nằm ngay cạnh chợ để ăn cơm.

Được biết, nhiều năm qua, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho doanh nghiệp Trung Kiên đến thuê lại chợ này để kinh doanh. “Chúng tôi đã phản ánh việc thu tiền không đúng của các thanh niên ở chợ nhưng doanh nghiệp Trung Kiên không có động thái gì. Trong khi đó, công an phường thì thờ ơ”, một người dân buôn bán ở chợ Hàng Bông nói.

Theo tìm hiểu của PV, dù không có bến bãi cho xe dừng đỗ ở chợ nhưng doanh nghiệp Trung Kiên vẫn thông báo thu phí 2 - 80 ngàn đồng/lượt. Dù vậy, nhóm người đến thu tiền lại “đội” giá cao hơn gấp đôi số tiền phí mà Trung Kiên quy định.

Cụ thể, đối với loại xe tải loại trên 1,5 tấn - dưới 2,5 tấn, Công ty Trung Kiên quy định thu 20 ngàn đồng/lượt nhưng các tài xế bị thu 50 ngàn đồng/lượt.

Từ giữa năm 2017 đến nay, xuất hiện một nhóm người có cả dân phòng phường đến “tranh giành” thu tiền phí không theo quy định làm xáo trộn việc quản lý chợ Hàng Bông.

Dân phòng chỉ hỗ trợ an ninh?

Về việc nhóm người “lạ” có cả dân phòng đến thu tiền phí các phương tiện đến giao nhận hàng ở chợ Hàng Bông, bà Nguyễn Thị Triều - đại diện doanh nghiệp Trung Kiên cho biết, ban quản lý chợ không thuê mướn  những người này. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp Hoàng Tín (được Công ty Trung Kiên giao quản lý chợ - PV) cũng khẳng định họ không thuê ai đến thu tiền ở chợ, việc thu phí ở chợ đã có quy định.

Liên quan đến việc những người thu tiền tại chợ Hàng Bông, thượng tá Hoàng Ngọc Hội - Trưởng Công an phường Phú Hòa khẳng định có lực lượng dân phòng đến chợ để hỗ trợ an ninh (?). Tuy nhiên, khi thấy clip mà phóng viên quay có hình ảnh dân phòng thu tiền, ông Hội nói mình “không biết việc dân phòng thu tiền ở chợ”. Nói về việc những người “lạ” thu tiền ở chợ rồi vào công an phường ăn cơm, ông Hội cho hay, họ vào trụ sở đi nhờ vệ sinh rồi tiện ở lại cùng ăn cơm (?). Tuy nhiên, tiểu thương nói, những người thu tiền vào trụ sở công an phường hằng ngày.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy - Chủ tịch UBND phường Phú Hòa cho biết, chính quyền đang vào cuộc để làm rõ việc có dân phòng đến chợ Hàng Bông thu tiền. “Sau khi xác minh nếu có cán bộ sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý”, bà Thúy nói.

Trao đổi với Tiền Phong về việc nhóm thanh niên đứng ra thu tiền, ông Phan Văn Lượng - Phó Chủ tịch UBND phường Phú Hòa cho rằng, những vấn đề ở chợ Hàng Bông khiến chính quyền rất nhức nhối và đang tìm hướng xử lý. “Riêng việc nhóm người trong đó có dân phòng đến thu tiền ở chợ, chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật” - ông Lượng nói.             

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.