Tony Dzung: Cảnh báo về 8 dấu hiệu lừa đảo nhà đầu tư mà bạn cần biết

Ông Tony Dzung - Chủ tịch HĐQT HBR Holdings
Ông Tony Dzung - Chủ tịch HĐQT HBR Holdings
Khát vọng làm giàu là một giấc mơ chính đáng của con người, tuy vậy có không ít kẻ vì mong muốn làm giàu nhanh chóng mà sẵn sàng lợi dụng lòng tin của người khác để chiếm đoạt những đồng tiền bất chính.

1. Những lời hứa hẹn về khoản lợi nhuận kếch xù:

Đã đầu tư kinh doanh, ai chẳng mong có lợi nhuận cao. Nhưng hãy cẩn thận vì mọi lời hứa hẹn đều có thể là “miếng pho-mát trong bẫy chuột”. Chưa kể, để có được khoản lợi nhuận lớn, chắc chắn chất xám bỏ ra sẽ phải tương đương. Bởi vậy, nếu chính bạn cũng không đánh giá cao hoặc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng sinh lời của sản phẩm mình đang đầu tư, tốt nhất là nên dừng lại.

2. Tuyên bố đầu tư không rủi ro:

Trên thực tế, kinh doanh là hoạt động luôn tồn tại rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Bởi vậy, nếu ai tuyên bố với bạn họ có thể đem về tiền tỷ một cách dễ dàng mà không mảy may lo lắng đến các biến động thị trường, 90% đó chỉ là một “cái bẫy” mà thôi.

3. Cơ hội đầu tư ngàn năm có một:

Nếu một ai đó cố gắng tiếp cận bạn chỉ để giới thiệu với bạn một cơ hội đặc biệt có một không hai, hãy tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao họ lại tốt với mình đến vậy?” và “Tại sao lại giới thiệu cho mình?”.

Những vận may không từ trên trời rơi xuống theo cách đó. Bởi vậy, hãy tránh xa những lời mời chào này.

4. Úp mở về một “công nghệ thay đổi thế giới”:

Trong kỷ nguyên số này, có thể bạn đã nghe nhiều những câu chuyện làm bá chủ thế giới từ một phần mềm máy tính của Bill Gates, từ một gara tại gia của ông chủ Amazon, hay từ một cửa hàng gạo nhỏ của người sáng lập Tập đoàn Huyndai. Tất cả những câu chuyện này đều là thực, đều rất truyền cảm hứng, chỉ có điều nó không phổ biến!

Và vì nó không phổ biến, nên khi ai đó chào mời bạn hãy đầu tư cho một công nghệ có khả năng thay đổi thế giới, hãy dùng lý trí để đánh giá triển vọng của công nghệ đó. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực đó.

5. Được người quen giới thiệu:

Đầu tư thông qua người quen tưởng như là hình thức an toàn nhất, tuy nhiên lại ẩn chứa đầy rủi ro khi rất có thể chính người quen của bạn cũng bị “dắt mũi” bởi một tay lừa đảo khác. Và khi đó, số tiền bị mất có thể lớn hơn gấp bội.

Kinh nghiệm chỉ ra là dù có là ai mời chào, bạn cũng cần phải xem xét và đánh giá cẩn thận về doanh nghiệp/ sản phẩm mình sẽ xuống tiền.

Tony Dzung: Cảnh báo về 8 dấu hiệu lừa đảo nhà đầu tư mà bạn cần biết ảnh 1 Ông Tony Dzung: “Phải tỉnh táo với các lời mời chào ngay cả khi được người quen giới thiệu”

6. Đặt ra áp lực thời gian và tiền bạc vô cùng lớn:

Những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp thường không cho bạn thời gian suy nghĩ quá lâu mà thường khuyến khích bạn quyết định ngay vì “ưu đãi kết thúc sớm”. Bên cạnh đó, chúng còn liên tục hối thúc bạn tăng lượng tiền đầu tư (bằng nhiều cách mạo hiểm như vay lãi, rút tiền tiết kiệm,...) để có thể “nhận lợi nhuận cao hơn”.

Và nếu khoảng thời gian đó quá ngắn để bạn đánh giá đầy đủ về thứ mình chuẩn bị đầu tư, cộng thêm những thông tin đang có quá mập mờ, thiếu minh bạch, bạn hãy dừng lại và ngưng ảo tưởng về “giấc mơ triệu phú trong tầm tay”.

7. Không sử dụng tài khoản độc lập của bên thứ 3:

Không có hình thức đầu tư nào lại gom tiền của tất cả các bên vào chung một tài khoản cả. Ngay cả khi đã có một sự tin tưởng nhất định, bạn vẫn nên yêu cầu đối tác có một tài khoản riêng cho mình để theo dõi dòng tiền một cách thường xuyên, chủ động.

8. Thông tin doanh nghiệp không đầy đủ:

Kiểm tra thông tin doanh nghiệp là một trong những cách làm đơn giản nhất để bạn có thể đánh giá sơ bộ về đối tác của mình. Tuy nhiên, nếu họ cố tình lờ đi yêu cầu này hoặc đưa ra yêu cầu không đầy đủ, đó là tín hiệu nhắc nhở bạn hãy cẩn thận hơn với thương vụ này.

Thêm vào đó, những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp có thể “vẽ” ra một vài lý do để hợp thức hóa điều này, như “vướng mắc thủ tục”, “chính quyền không tạo điều kiện”... Bề ngoài, những lý do này có vẻ khá dễ thông cảm. Tuy nhiên, khi chưa được nhà nước công nhận, bạn cũng không nên đầu tư bởi rủi ro lúc này sẽ vô cùng lớn.

“Ai cũng hiểu: “Đồng tiền đứng yên là đồng tiền chết” nhưng không phải ai cũng biết cách làm đồng tiền sinh sôi đúng cách, đúng pháp luật. Trên hết, tất cả hãy tự trang bị nền tảng kiến thức kinh doanh cho mình vì đó là con đường bền vững nhất để bạn đầu tư thành công” - ông Tony Dzung đưa ra lời khuyên.

Với kinh nghiệm 10 năm khởi nghiệp, ông Tony Dzung là một trong những chuyên gia hàng đầu về tư vấn đầu tư & quản trị doanh nghiệp. Các khóa học do ông trực tiếp huấn luyện & đào tạo thu hút sự quan tâm lớn của các lãnh đạo và chủ doanh nghiệp bởi lượng kiến thức cụ thể, dễ tiếp thu, dễ áp dụng.

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu các khóa học của vị chuyên gia này tại địa chỉ https://hbr.edu.vn/tony-dzung-la-ai

Tony Dzung: Cảnh báo về 8 dấu hiệu lừa đảo nhà đầu tư mà bạn cần biết ảnh 2 Ông Tony Dzung trực tiếp huấn luyện và đào tạo tại các khóa học của HBR

MR. TONY DZUNG

- Chủ tịch HĐQT HBR Holdings

- Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Langmaster.

- Tổng giám đốc Trường Doanh nhân HBR.

- Một trong những người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng NLP Master do Đại học NLP và Hiệp hội NLP Hoa Kỳ chứng nhận.

- Được đào tạo trực tiếp về lãnh đạo và quản trị từ các chuyên gia đến từ các ngôi trường hàng đầu trên thế giới: Harvard, Wharton (Upen), Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point, SMU, MIT…

- Được huấn luyện và đào tạo trực tiếp về nhân sự bởi các chuyên gia nhân sự hàng đầu thế giới như Dave Ulrich, Peter Cappelli…

- Một trong những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ đào tạo MBTI trên toàn thế giới.

- Được huấn luyện bởi các chuyên gia đào tạo con người hàng đầu trên thế giới: Anthony Robbins, Robert Dilts…

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.