Truy trách nhiệm tư vấn định giá... “trên trời”

TP - Về định giá AVG theo kết luận của thanh tra Chính phủ, cả tư vấn kiểm toán AASC, thẩm định giá AMAX và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đều vi phạm lỗi cung cấp kết quả thẩm định không có cơ sở pháp lý và thiếu tin cậy. Đọc kỹ số liệu  cho thấy, rõ ràng thực tế một đằng đã được định giá... “trên trời”.

Nhiều sai phạm trong tư vấn và định giá

Lần giở lại kết luận Vụ AVG, Thanh tra Chính phủ có hẳn một phần kết luận trách nhiệm trong các sai phạm của VCBS và 3 đơn vị tư vấn, định giá.

Theo đó, tại thương vụ mua bán AVG, Mobifone lựa chọn VCBS, Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định giá AMAX (AMAX) làm đơn vị tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Về tổng số tiền tư vấn, theo hợp đồng mà Mobifone đã ký với 2 công ty tư vấn trên là 3,19 tỷ đồng. Hiện Mobifone đã chi 1,54 tỷ đồng. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy Mobifone có trách nhiệm thu hồi số tiền này.

Ngay khi được chọn làm đơn vị tư vấn, VCBS đã thuê Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC xác định giá trị AVG. Cụ thể: AASC xác định giá trị AVG tại thời điểm 31/3/2015 theo phương pháp dòng tiền chiết khấu là 33.299,48 tỷ đồng trên cơ sở dữ liệu kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2015 - 2020 do AVG lập với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận liên tục, đột biến gắn liền với kế hoạch đầu tư thêm 599 tỷ đồng, nhưng không có tài liệu chứng minh tính khả thi, không điều tra khảo sát thị trường để so sánh, đánh giá mức độ, sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền của AVG. “Những kết quả thẩm định giá của AASC không có cơ sở tin cậy, vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam”, Thanh tra Chính phủ kết luận.

Đáng chú ý, VCBS đã cung cấp kết quả thẩm định giá của AASC cho MobiFone nhưng không có sự thỏa thuận với AASC, vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn thẩm định giá. Kết quả thẩm định giá trị AVG do AASC thực hiện là 33.299,4 tỷ đồng; do VCBS thực hiện là 24.548,1 tỷ đồng không đảm bảo cơ sở pháp lý, không có cơ sở tin cậy.

Ai làm sai phải chịu 

“Với bất kỳ thương vụ cổ phần hóa hay mua bán sáp nhập nào, tư vấn đều đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tác động đến giá trị doanh nghiệp. Trong vụ việc này, các đơn vị tư vấn và thực hiện nghiệp vụ đã không làm hết trách nhiệm”, một chuyên gia nhận xét.

Nguyên Giám đốc VCBS Vũ Quang Đông là người đương nhiệm trong thời gian diễn ra thương vụ trên. Hiện tại, ông Đông được HĐQT Vietcombank cử làm đại diện phần vốn của Vietcombank tại Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) và tham gia thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty VCBF kể từ ngày 15/7/2017.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.