Từ thương vụ đình đám đến hoạt động thiết thực vì người Việt

M&A giữa Masan và Vingroup là thương vụ đình đám của năm 2019.d
M&A giữa Masan và Vingroup là thương vụ đình đám của năm 2019.d
"Ngay từ đầu, chúng tôi đã quyết chí chỉ chọn doanh nghiệp Việt Nam nhằm giữ thị trường bán lẻ cho người Việt, đảm bảo sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất trong nước", Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang nói về thương vụ sáp nhập VinMart, VinMart+.

Cho đến nay, những biến chuyển tiếp nối sau thương vụ của hệ thống VinMart, VinMart+ từng bước âm thầm cho thấy được nguyện vọng “chọn mặt gửi vàng” của Vingroup không phải chỉ là lời nói.

Từng bước điều chỉnh để gia tăng hiệu quả

Tính đến hết năm 2019, công ty VinCommerce đang có 3.022 điểm bán lẻ mang thương hiệu VinMart và VinMart+. Trong đó, có 2.888 cửa hàng tiện lợi VinMart+, diện tích 80-100 m2/cửa hàng và 134 siêu thị VinMart có diện tích trung bình 1.500-5.000 m2/siêu thị. Mặc dù doanh thu toàn hệ thống năm 2019 đạt đến 26.000 tỉ đồng, tăng 67% so với năm 2018 nhưng lợi nhuận công ty vẫn âm. Do đó, khi xây dựng kế hoạch năm 2020, công ty dự kiến sẽ mở mới từ 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart+ ở những vị trí phù hợp, đồng thời sẽ đóng cửa các siêu thị và cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Có nghĩa công ty này sẽ tập trung nâng cao hiệu quả của các cửa hàng hiện hữu, mở rộng có chọn lọc.

Sau khi sáp nhập, Masan vạch lộ trình cụ thể hướng đến mục tiêu hòa vốn ở mức độ EBITDA: tăng tỷ suất lợi nhuận gộp ngang bằng với thị trường, tăng lưu lượng hàng hóa qua trung tâm phân phối trung tâm nhằm giảm chi phí logistics và tối ưu hóa chi phí SG&A nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng trung hạn.

Thắt chặt quản lý chất lượng sản phẩm đầu vào hướng đến chủ trương “An toàn mua sắm”

Lực đẩy đầy tiềm năng bởi sự vượt trội ở danh mục sản phẩm tươi sống không chỉ là động lực thu hút khách hàng mà còn gia tăng sự hiện diện của kênh bán lẻ hiện đại trong tương lai. Nhóm sản phẩm tươi sống gia tăng mức đóng góp từ 30% lên 35% thông qua VinEco và MEATDeli, qua đó sở hữu định vị giá trị “tươi ngon và chất lượng”. MEATDeli hiện chiếm 60% thị phần tại VinMart và hiện đã thử nghiệm thành công tại Vinmart+.

Từ thương vụ đình đám đến hoạt động thiết thực vì người Việt ảnh 1

Thịt mát thu hút người tiêu dùng tại siêu thị VinMart

Ngoài ra, ứng dụng Scan & go đã được triển khai tích hợp trong hệ thống, mang lại sự tiện lợi hóa cho người tiêu dùng. Ứng dụng này không chỉ mang lại tiện ích công nghệ mà còn đặc biệt gia tăng giá trị vượt trội khi dịch bệnh COVID – 2019 đang gây nhiều lo lắng. Tính năng động và tiện ích của hệ thống cũng được đánh giá cao khi VinMart, VinMart+ tích cực đưa ra các biện pháp phòng chống dịch thông qua hệ thống thông tin fanpage, hệ thống màn hình LCD, biển bảng tại siêu thị đều được sử dụng để đăng tải nội dung hướng dẫn, nâng cao ý thức phòng chống COVID - 2019 đến khách hàng. Chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam này luôn giữ vững được niềm tin “An toàn mua sắm”.

Năng động và sẵn sàng tiếp ứng bảo vệ lợi ích các nguồn cung “Made in Vietnam”

Tham gia giải cứu nông sản, bán hàng không lợi nhuận để hỗ trợ nông dân như thanh long, dưa hấu… thời gian qua đã được triển khai tích cực tại chuỗi hệ thống VinMart và VinMart+. Điển hình như, bình quân mỗi ngày có thể tiêu thụ trên dưới 50 tấn dưa hấu/ngày. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, đại diện VinMart và VinMart+, cho hay hệ thống có thể bán nhiều hơn nữa, khoảng 300 tấn dưa/tuần.

Không chỉ tích cực giải cứu nông sản, chiến dịch giải cứu tôm hùm vừa qua của hệ thống cũng được người tiêu dùng đánh giá cao. Bằng việc làm tốt vai trò cầu nối của mình, trong hai ngày bán hàng không lợi nhuận đầu tiên, toàn hệ thống VinMart đã tiêu thụ được gần 750kg tôm hùm.

Thông qua những hoạt động thực tiễn gần đây, VinMart - VinMart+ vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vừa hỗ trợ các hộ sản xuất, các nhà cung cấp Việt, đồng thời gia tăng lợi ích mua sắm cho người Việt.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.