Cây phong trồng tại Hà Nội: Vì sao lá không đỏ?

Những cây phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội sau thời kỳ rụng lá Ảnh: Anh Tuấn
Những cây phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội sau thời kỳ rụng lá Ảnh: Anh Tuấn
TP - Sau một năm trồng thử nghiệm tại Hà Nội, hàng cây phong tại Hà Nội không đỏ lá, có dấu hiệu khô héo sau mùa đông…


Đầu năm 2018, 300 cây phong lá đỏ được trồng tại dải phân cách giữa phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng (Hà Nội). Các hàng phong lá đỏ này nằm trong hoạt động trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn Thủ đô đến năm 2020. 

Ghi nhận của PV những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3 trên phố Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, những cây phong gần như đã rụng hết lá, chỉ còn lại những dãy cây với những chiếc cành khô. Hầu hết những chiếc lá còn sót lại đều có màu nửa xanh, nửa đỏ, thiếu sức sống.

Trước tết nguyên đán, trao đổi với Tiền Phong, đại diện Cty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội khẳng định: “300 cây phong lá đỏ được trồng thí điểm vẫn đang sinh trưởng bình thường, không có dấu hiệu bệnh, chết bất cứ cây nào. Tất cả các cây đều được đơn vị chăm sóc cẩn thận trong suốt thời gian qua”.

Về nguyên nhân lá không đỏ, đại diện Cty này lúc đó cho biết: Hà Nội vẫn chưa có đợt “lạnh sâu”, do đó phong vẫn chưa chuyển màu hoàn toàn. “Đến gần tết nếu thời tiết có đợt lạnh sâu kéo dài, chắc chắn lá phong sẽ rất đẹp”. Tuy nhiên, từ đó đến nay, cây phong không đỏ mà nhanh chóng rụng lá.

Trao đổi với PV, PGS.TS Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng khoa Lâm sinh (Trường Đại học Lâm nghiệp) cho biết: Cây phong lá đỏ thích hợp với khí hậu ôn đới (nhiệt độ khoảng 16 - 25 độ C - PV). Khi trồng ở nước ta trong thời gian qua có thể do nóng quá, ẩm độ cao nên có thể thay đổi không như mong đợi. Thêm nữa, cây phong là cây ngày dài trong khi nước ta thời gian chiếu sáng ngắn - thời gian chiếu sáng ban ngày ở ta dưới 14 giờ, trong khi ở các nước ôn đới là trên 14 giờ.  

“Ta phải trồng thử một thời gian xem kết quả. Trước đây, chúng tôi có nhập cây dương ở Đức mất 3 năm trồng thử mới đi đến kết luận được. Hiện nay, cây phong có thể khô nhưng chúng ta nên đợi thêm mùa năm nay nữa xem nó phát triển thế nào. Các loài mới nhập khác ta nên trồng trong các vườn, như vườn Bách Thảo chẳng hạn. Theo tôi, việc nhập cây mới để trồng nên thư thư lại, chúng ta nên trồng những cây bản địa - đánh các cây ở rừng ra dễ thích nghi và hợp khí hậu”.

PGS.TS Ngô Quang Đê




MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.