Cần làm rõ nghi vấn phiên đấu giá 300.000 cây cao su

Lô cao su thanh lý của Công ty Cao su Đắk Lắk.
Lô cao su thanh lý của Công ty Cao su Đắk Lắk.
TP - Sau phiên đấu giá lô cao su hơn 300.000 cây tại tỉnh Đắk Lắk, lập tức một số doanh nghiệp (DN) có đơn tố Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Đắk Lắk đã làm sai quy chế và đưa ra định giá quá thấp.

Mất quyền đấu giá “phút bù giờ”

Vào ngày 1/9, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Đắk Lắk tổ chức bán đấu giá hơn 300.000 cây cao su già cỗi của Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk với mức giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng. Với hơn 50 DN đăng ký tham gia đấu giá, nhiều DN bị loại trong tâm trạng bức xúc, trong đó Công ty TNHH Biển Đông Dương 68 và Công ty TNHH Thái Bình Dương (đều ở tỉnh Bắc Ninh). Một số DN và “cò lâm sản” không tham gia đấu giá cũng tập trung đến xem, nên ban tổ chức đấu giá đã phải huy động hàng chục chiến sĩ cảnh sát bảo vệ phiên đấu giá này. Kết quả cuối cùng, Công ty TNHH Rừng Việt Quảng Ninh đã mua được hơn 300.000 cây cao su với giá hơn 200 tỷ đồng.

Ngay sau phiên đấu giá, một số DN có đơn tố cáo Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Đắk Lắk làm sai quy chế, ảnh hưởng quyền lợi khách hàng. Theo quy chế, mỗi đơn vị đăng ký tham gia đấu giá phải mua hồ sơ và chuyển khoản hơn 20 tỷ đồng vào tài khoản của Trung tâm này trước 16h ngày 29/8, nên nhiều DN đã tiến hành mua hồ sơ, nộp tiền đặt cọc trước thời hạn trên. Đột nhiên, Trung tâm gia hạn thời gian nộp hồ sơ, nộp tiền đặt cọc đến ngày 31/8/2017 nhưng không thông báo cho DN.

Theo đơn tố cáo của Công ty TNHH Biển Đông Dương 68 và Công ty TNHH Thái Bình Dương, họ bị loại khỏi phiên đấu giá với lý do “nộp tiền sai nội dung”. Theo giấy tờ 2 công ty này cung cấp, nội dung nộp tiền của họ đúng theo hướng dẫn trong quy chế của Trung tâm. Ông Nghiêm Văn Hướng - đại diện Công ty TNHH Biển Đông Dương 68, bức xúc: “Theo tôi, việc Trung tâm bán đấu giá tài sản hoàn thiện hồ sơ trước 1 ngày trước khi mở phiên đấu giá là không hợp lý. Khi tôi nộp hồ sơ thì cán bộ tại Trung tâm ký xác nhận đã nhận đủ hồ sơ. Nhưng đến ngày 1/9, khi phiên đấu giá bắt đầu thì công ty tôi bị loại với lý do không đủ điều kiện”.

Còn ông Nguyễn Văn Hỷ - Giám đốc công ty TNHH Thái Bình Dương, thắc mắc: “Lý do phía Trung tâm đưa ra hết sức vô lý. Công ty nộp tiền tại ngân hàng đầy đủ đúng hạn và đã có xác nhận theo quy định. Không hiểu vì sao công ty của tôi bị loại oan uổng như vậy ?”. Cũng theo đơn tố cáo, việc Trung tâm  dịch vụ bán đấu giá tài sản Đắk Lắk thông báo họ bị loại tại phiên đấu giá ở “phút bù giờ” đã gây thiệt hại kinh tế cho hai đơn vị này. “Nếu Trung tâm thông báo trước cho chúng tôi biết việc lùi thời hạn nộp tiền, công ty chúng tôi không phải trả lãi ngân hàng 3 ngày cho số tiền 20 tỷ đồng nộp đặt cọc. Đến phút cuối, Trung tâm mới thông báo khiến chúng tôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng từ chi phí đi lại, ăn ở và trả lãi ngân hàng”, ông Hỷ cho hay.

Cần làm rõ nghi vấn phiên đấu giá 300.000 cây cao su ảnh 1 Hóa đơn nộp tiền đặt cọc của Công ty Thái Bình Dương chứng minh việc nộp tiền đặt cọc đúng thời hạn.

Định giá quá thấp?

Theo ông Mai Thế Tạo - Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Đắk Lắk, Trung tâm đã xin ý kiến cấp trên về việc gia hạn thời gian nộp tiền và sau đó đã gọi điện thông báo đến các đơn vị đã nộp tiền trước về nội dung việc gia hạn nộp hồ sơ. “Việc hai công ty Biển Đông Dương 68 và Thái Bình Dương bị loại có thể do lỗi nghiệp vụ ngân hàng. Bởi đến ngày 31/8, trong tài khoản của Trung tâm báo có 3 phiếu nộp tiền của Công ty TNHH Phước Thịnh, không có tên hai công ty nói trên. Đến 7h sáng 1/9, phía Trung tâm cho rà soát lại thông tin một lần nữa nhưng hai công ty nói trên cũng không có tên trong danh sách đã chuyển tiền. Vì thế Trung tâm đã huỷ tư cách tham gia đấu giá của Công ty Biển Đông Dương 68 và Công ty Thái Bình Dương”, ông Tạo cho hay.

Ông Mai Thế Tạo cho biết thêm, đến 9h sáng ngày 1/9, khi Trung tâm rà soát lại thông tin thì trên danh sách chuyển tiền vào tài khoản của Trung tâm mới có thông tin chuyển tiền của Công ty Biển Đông Dương 68 và Công ty Thái Bình Dương. “Tôi không rõ đây là do lỗi nghiệp vụ ngân hàng hay lý do nào đó”, ông Tạo nói.

Nhiều DN tham gia phiên đấu giá cho rằng việc định giá lô cao su thanh lý hơn 300 nghìn cây chỉ có hơn 100 tỷ đồng là quá thấp và bất thường. Ông Nguyễn Đức Sơn - đại diện Công ty SX&TM Sơn Hà (tỉnh Bắc Ninh) thắc mắc: “Lô cao su 300.000 cây này có giá trị hơn 200 tỷ đồng, nhưng không hiểu sao tỉnh Đắk Lắk chỉ định giá hơn 100 tỷ đồng. Ít nhất lô cao su cũng phải định giá khởi điểm khoảng 150 tỷ đồng mới hợp lý ”.

Phóng viên nêu nghi vấn này, ông Mai Thế Tạo trả lời: “Trung tâm chúng tôi chỉ thực hiện việc đấu giá, còn việc định giá lô cao su thanh lý này thuộc về trách nhiệm của Sở Tài chính và những đơn vị liên quan?!”. 

Ông Nguyễn Đức Sơn - đại diện Công ty SX&TM Sơn Hà (tỉnh Bắc Ninh) thắc mắc: “Lô cao su 300.000 cây này có giá trị hơn 200 tỷ đồng, nhưng không hiểu sao tỉnh Đắk Lắk chỉ định giá hơn 100 tỷ đồng. Ít nhất lô cao su cũng phải định giá khởi điểm khoảng 150 tỷ đồng mới hợp lý ”.

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.