Nhóm đối tượng thu phí bảo kê trước cổng bệnh viện sa lưới

TPO - Để thu tiền bảo kê, thu phí hoạt động các hàng quán trước cổng bệnh viện, nhóm đối tượng đã quậy phá, đánh đập chủ hàng. Hiện, công an sở tại đang xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Ngày 18/12, trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Công an TP Vinh (Nghệ An) cho biết, đơn vị đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với nhóm đối tượng bảo kê, thu phí hoạt động các hàng quán trước cổng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Trong thời gian qua, các hàng quán trước khu vực Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An thường xuyên bị các đối tượng xăm trổ quậy phá, đòi thu tiền phí bảo kê. Người nào phản đối thì bị đánh đập. Nắm được thông tin, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Thiếu tướng Võ Trọng Hải chỉ đạo Công an thành phố Vinh đã xác lập chuyên án để đấu tranh.

Nhóm đối tượng thu phí bảo kê trước cổng bệnh viện sa lưới ảnh 1 Vợ chồng đối tượng Hoàn (áo đen) và đối tượng Thái tại CQĐT.

Ngày 16/12, Công an TP Vinh đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Văn Hoàn (kẻ cầm đầu băng nhóm, SN 1991, trú tại xóm 13, xã Nghi Phú); Trương Thị Mỹ Nhung (SN 1986, vợ của Hoàn), Nguyễn Thế Anh (SN 1983, trú tại xóm 22 xã Nghi Phú) Nguyễn Hồng Thái (SN 1989); Nguyễn Văn Sinh (SN 1993, hiện đang bỏ trốn) cùng trú tại xóm 13, xã Nghi Phú về hành vi gây rối trật tự công cộng và cưỡng đoạt tài sản.

Nhóm đối tượng thu phí bảo kê trước cổng bệnh viện sa lưới ảnh 2 Tang vật chuyên án.

Cảnh sát cũng thu giữ tang vật số tiền 18 triệu đồng các đối tượng thu của 36 quầy hàng trước cửa Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Được biết, nhiều đối tượng trong băng nhóm này có các tiền án về tội gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản. Riêng, đối tượng Nguyễn Văn Hoàn vừa mãn hạn tù được vài tháng.

Hiện, Công an thành phố Vinh đang hoàn tất hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.