Ông Nguyễn Hữu Linh không có mặt ở địa phương

Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyện Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng
Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyện Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng
TPO - Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng, được xác định không có mặt ở địa phương từ khi clip ông này sàm sỡ bé gái trong thang máy xuất hiện.

Ngày 22/4, Viện KSND quận 4 (TP HCM) đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, nguyên Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng) về tội “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo điều 146 Bộ luật Hình sự 2015; đồng thời phê chuẩn lệnh cấm xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can này.

Đại diện Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết: Đến trưa nay (22/4), ông Nguyễn Hữu Linh không có mặt ở địa phương. Cụ thể sau khi xuất hiện clip ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy một chung cư ở TP.HCM, ông này không có mặt ở địa phương. Vào thời điểm cơ quan Công an TP HCM tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có lệnh cấm khỏi nơi đi cư trú, ông Linh cũng không có mặt ở nhà riêng trên đường Lê Lợi (quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Toản, Bí thư Đảng ủy phường Thạch Thang (quận Hải Châu), nơi ông Nguyễn Hữu Linh sinh hoạt Đảng sau khi nghỉ hưu, cho biết: Đơn vị này chưa liên lạc được với ông Linh sau khi vụ việc xảy ra.

Xử lý kỷ luật đối với luật sư Linh khi nào?

Ông Nguyễn Hữu Linh hiện là luật sư thuộc đoàn luật sư TP Đà Nẵng. Việc xử lý kỷ luật ông này với tư cách là một luật sư sẽ diễn ra như thế nào?

Theo luật sư Lê Cao (Công ty Luật FDVN), việc một luật sư bị khởi tố để điều tra về một tội danh nào đó có nghĩa là họ đang bị khởi tố để điều tra về một hành vi có dấu hiệu phạm pháp. Khi bị khởi tố, địa vị pháp lý của họ trong vụ án là bị can. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì chỉ khi bị kết án, bản án có hiệu lực pháp luật, họ mới bị xem là có tội. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến hành nghề vẫn có những tiêu chuẩn cơ bản đối với các nghề nghiệp, mà theo đó dù mới bị khởi tố bị can, nhưng một người cũng có thể bị xem xét các hình thức kỷ luật theo Luật luật sư, cũng như theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

 Cụ thể, theo quy định của Luật luật sư, Điều 40 Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, trường hợp một luật sư mà đã có bản án bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực thì đương nhiên bị xóa tên khỏi đoàn luật sư, thu hồi thẻ luật sư. Còn đối với trường hợp khác, dù chưa bị kết án nhưng theo Điều 85 của Luật luật sư, khi luật sư vi phạm quy định của luật luật sư, chẳng hạn không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất người luật sư theo Điều 10 của Luật luật sư, vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và các quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

 Như vậy, vấn đề kỷ luật một luật sư khi luật sư này bị khởi tố thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.

“Theo chúng tôi, vấn đề xem xét kỷ luật đối với luật sư trong trường hợp như thế này thuộc về đánh giá, nhận định về tính chất, mức độ vi phạm của người luật sư liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của một luật sư. Đây là trường hợp không phải là đương nhiên bị thu hồi thẻ mà do đánh giá nhận định của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư và điều này cần sự tham mưu, đánh giá khách quan cũng như đầy trách nhiệm của Hội đồng khen thường kỷ luật của Đoàn luật sư. Do đó, vấn đề kỷ luật hay chưa kỷ luật là nằm trong thẩm quyền của Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng xem xem, quyết định dựa trên các quy định của Luật luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và các quy định nội bộ của Đoàn luật sư Việt Nam”, ông Cao cho biết.

Ngày 20/4, Cơ quan CSĐT-Công an quận 4, TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hữu Linh (62 tuổi, ngụ TP.Đà Nẵng) để điều tra về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Bị can Nguyễn Hữu Linh còn bị cấm xuất cảnh và cấm đi khởi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh (62 tuổi, cựu phó viện trưởng VKSND TP.Đà Nẵng) có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9 (quận 4) vào ngày 1/4 gây bức xúc trong dư luận. Điều đáng nói ông Linh phủ nhận hành vi sàm sỡ, chỉ thừa nhận ‘nựng’ bé gái vì thấy dễ thương.

Suốt gần 3 tuần qua, sự việc tạo nên làn sóng phẫn nộ lớn trên mạng xã hội, dư luận yêu cầu nhanh chóng làm rõ xử lý nghiêm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.