Trịnh Xuân Thanh kéo loạt sếp dầu khí vào vòng lao lý

Bị can Trịnh Xuân Thanh.
Bị can Trịnh Xuân Thanh.
TPO - Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố về các tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước vê quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cùng một loạt lãnh đạo của PVC và PVN.

Như Tiền Phong đã đưa, tại cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo khẩn trương đưa những vụ án lớn ra xét xử. Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu cần xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh trong giai đoạn cuối năm 2017 và tháng 1, đầu tháng 2 năm 2018.

Loạt sếp dầu khí vướng lao lý

Theo điều tra, từ 2007 đến 2013, Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT của Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Lúc này, ông Thanh có nhiều vi phạm khiến PVC thua lỗ lớn, lên tới 3.262 tỷ đồng tại thời điểm 2013.

Dưới sự điều hành của ông Thanh, PVC đã tham gia liên kết, liên doanh với nhiều đơn vị bên ngoài nhưng kinh doanh không hiệu quả, gây thất thoát vốn Nhà nước.

Tính đến tháng 9/2016, CQĐT đã khởi tố 18 bị can trong vụ án Trịnh Xuân Thanh. Trong đó có nhiều lãnh đạo PVC bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm Vũ Đức Thuận – TGĐ; Nguyễn Mạnh Tiến – Phó TGĐ; Trương Quốc Dũng – Phó TGĐ; Phạm Tiến Đạt – kế toán trưởng; Nguyễn Ngọc Quý – nguyên Phó chủ tịch HĐQT…

Ngoài ra, ông Lê Đình Mậu – kế toán trưởng kiêm Trưởng ban kế toán, kiểm toán của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái.

Về hành vi tham ô tài sản, một số lãnh đạo PVC cũng vướng lao lý cùng Trịnh Xuân Thanh như Nguyễn Anh Minh – Tổng GĐ; Bùi Mạnh Hiển – Chánh văn phòng cùng nhiều người giữ vị trí chủ chốt tại dự án Vũng Áng – Quảng Trạch và dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2…

Khởi tố tại tòa

Bên cạnh đó, ngày 15/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội tham ô tài sản khi xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 Land.

Trịnh Xuân Thanh kéo loạt sếp dầu khí vào vòng lao lý ảnh 1

Các bị cáo trong vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5.

Cụ thể, chủ toạ phiên toà, thẩm phán Nguyễn Văn Sơn đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh; Nguyễn Ngọc Sinh - nguyên TGĐ Cty CP Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Đào Duy Phong - nguyên Chủ tịch HĐQT PVP Land; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do); Lê Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó TGĐ kiêm Kế toán trưởng Cty 1/5; Thái Kiều Hương - Phó TGĐ Cty CP đầu tư Vietsan về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 bộ luật Hình sự.

Theo HĐXX, có căn cứ xác định Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sinh, Đào Duy Phong (đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land) ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Cty Cổ phần xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn giá thị trường của các cổ đông theo hợp đồng đặt cọc ngày 27/3/2010. Qua đây, các bị cáo hưởng tiền chênh lệch giá từ 18 triệu đồng/m2 và gây thiệt hại cho PVP Land trên 87 tỷ đồng. 

Ngày 18/11, tại phiên chấp vấn trước Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết đã khởi tố thêm 3 bị can khác liên quan hành vi tham ô tài sản của Trịnh Xuân Thanh.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.