Xét xử Trầm Bê và Phạm Công Danh: Loanh quanh đường đi của 4.700 tỷ đồng

Ông Phạm Công Danh khai nhận 4.700 tỷ đồng còn ở VNCB khi vụ án bị khởi tố. Ảnh: Tân Châu.
Ông Phạm Công Danh khai nhận 4.700 tỷ đồng còn ở VNCB khi vụ án bị khởi tố. Ảnh: Tân Châu.
TPO - Luật sư các bị cáo “xoay” CBBank (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng - VNCB) câu hỏi khoản tiền 4.700 tỷ đồng này bây giờ ở đâu, ban đầu đại diện CBBank nói rằng Ngân hàng Nhà nước mua lại VNCB với gia 0 đồng, tức là chẳng có khoản tiền nào vì vốn điều lệ VNCB ghi lúc đó là 3.000 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ là trên giấy phép.

Hôm nay 16/1, phiên tòa xét xử vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại VNCB (nay là CBBank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BIDV), tiếp tục phần xét hỏi về khoản tiền 4.700 tỷ đồng mà ông Phạm Công Danh (Chủ tịch VNCB) vay để tăng vốn điều lệ.

Liên quan tới khoản vay 4.700 tỷ đồng vay của BIDV, phiên xử “nóng” lên khi ông Phạm Công Danh và Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) bất ngờ khai tại tòa rằng: Đây là khoản vay mà ông Danh dùng để tăng vốn điều lệ của VNCB và vẫn còn trên hệ thống VNCB khi vụ án bị điều tra.

Đáng chú ý, vừa khai ông Danh vừa đề nghị HĐXX xem xét cấn trừ số tiền 4.700 tỷ đồng này vào số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng của vụ án nhằm góp phần khắc phục hậu quả.

Luật sư (Ls) các bị cáo “xoay” đại diện CBBank (tiền thân của VNCB) với câu hỏi khoản tiền 4.700 tỷ đồng này bây giờ ở đâu. Ban đầu đại diện CBBank nói rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại VNCB với gia 0 đồng, tức là chẳng có khoản tiền nào vì vốn điều lệ VNCB ghi lúc đó là 3.000 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ là trên giấy phép.

Không đồng tình với câu trả lời của đại diện CBBank, Ls nhắc lại câu hỏi là khoản tiền 4.700 tỷ đồng ở đâu. “Cứ cho là từ trên trời rơi xuống cục tiền 4.700 tỷ đồng đi, không cần nguồn gốc, thì tôi xin hỏi đại diện CBBank là sau khi tiếp quản VNCB, CBBank sử dụng đồng tiền này như thế nào, vì các bị cáo khai thời điểm các bị cáo bị khởi tố, khoản tiền 4.700 tỷ đồng này vẫn còn ở VNCB” – Ls đặt câu hỏi.

Đáp lời, đại diện CBBank nói rằng khi tiếp nhận VNCB, CBBank thấy không còn khoản tiền nào và khoản chi 4.700 tỷ đồng này có lưu trữ chứng từ trong quá trình bàn giao giữa VNCB và BBank, tuy nhiên cần có ý kiến lãnh đạo thì mới trích xuất trả lời.

Nghe đến đây, chủ tọa – thẩm phán Phạm Lương Toản - giải thích với đại diện CBBank rằng, đây là câu hỏi rất quan trọng, HĐXX cũng cần biết số tiền này hòa vào dòng tiền nào tại ngân hàng, đã sử dụng vào mục đích gì, thời điểm trước ngày 26/7/2014 ngân hàng còn bao nhiêu tiền, đến ngày 5/3/2015 ngân hàng còn bao nhiêu…

Đại diện CBBank hứa sẽ giải đáp các vấn đề này sau khi xin ý kiến lãnh đạo NHNN và trích xuất hồ sơ lưu trữ..

Đại diện Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) – điều tra viên trực tiếp vụ án tham gia trả lời các câu hỏi của các Ls.

Ls Phan Trung Hoài (phó Chủ tịch Liên đoàn Ls Việt Nam, Đoàn Ls TP.HCM, bào chữa cho ông Phạm Công Danh) đặt câu hỏi “Khoản tiền 4.700 tỷ đồng có được dùng để giảm trừ thiệt hại gây ra ở giai đoạn 2 của vụ án?”.

Điều tra viên trình bày quá trình điều tra để xác định giảm trừ, khắc phục cho giai đoạn 2 hay không phải xác định là tiền còn ở VNCB không. Nhưng tiền đó đã được hòa vào dòng tiền chung sử dụng trong giai đoạn các bị cáo còn điều hành ngân hàng.

Còn về việc hòa vào dòng tiền chung, điều tra viên này cho biết tiền để tăng vốn phải do cổ đông đóng góp chứ không phải tiền đi vay. Nhưng Phạm Công Danh và các đồng phạm ngồi đây không có tiền thật nên đã dùng tiền vay từ các ngân hàng để tăng vốn đây là điều trái quy định.

Ls tiếp tục đặt câu hỏi là vào ngày 22/4/2014 tức trước ngày khởi tố vụ án (26/7/2014), Cơ quan CSĐT lại xác minh số tiền đó, cơ quan điều tra đến làm việc với NHNN Chi nhánh tỉnh Long Anh, tức trước 3 tháng trước ngày khởi tố tại sao lại làm rõ khoản tiền đó, có sự kiện nào xảy ra không?

Đại diện Cơ quan CSĐT cho biết, có thì mới thể hiện trong kết luận điều tra. Ngoài ra đại diện Cơ quan CSĐT cũng cho rằng việc xác minh NHNN có cho tăng vốn điều lệ VNCB hay không không thuộc thầm quyền Cơ quan CSĐT nên không điều tra.

“Trong vụ án giai đoạn 2 Cơ quan CSĐT chỉ điều tra hành vi Phạm Công Danh cùng các đồng phạm thực hiện  vay vốn của 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank, chứ không điều tra về việc tăng vốn” – Điều tra viên cho biết.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.