Xét xử vụ AVG: 'Không ai dám trái ý Chủ tịch Lê Nam Trà'

Bị cáo Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch HĐTV Mobifone.
Bị cáo Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch HĐTV Mobifone.
TPO - Đây là khẳng định của nguyên Phó tổng Mobifone khi nói về quá trình mua cổ phần AVG gây thiệt hại nghìn tỷ. Bị cáo này cho biết, bản thân từng bị Chủ tịch Lê Nam Trà chỉ đạo kỷ luật vì phản đối thanh toán cho AVG.

Chiều 20/12, các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Cty Viễn thông Mobifone được phép trình bày quan điểm tự bào chữa.

Trong đó, bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên (SN 1976) – nguyên Phó Tổng GĐ Mobifone khẳng định được Lê Nam Trà – Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Mobifone chỉ đạo mua bán.

Trước đó, ông Nguyên bị xác định biết rõ tình hình AVG rất khó khăn nhưng vẫn cùng Ban Tổng giám đốc Mobifone ký các văn bản mua, gây thiệt hại hơn 6.590 tỷ đồng. Do vậy, Nguyễn Đăng Nguyên bị kiểm sát viên đề nghị nhận mức án từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.

Không dám trái ý chủ tịch

Được tự bào chữa, ông Nguyên cho biết bản thân nhận được rất ít thông tin về dự án trước khi Mobifone ký hợp đồng mua AVG. Bị cáo nói “Trong thời gian thực hiện, mọi thông tin đều do các tổ giúp việc của Tổng GĐ phân công thực hiện. Tôi đã cố gắng đóng góp ý kiến xác đáng nhất để có cái nhìn rõ ràng và cẩn trọng về dự án, từ chối thanh toán 5% còn lại cho AVG, nếu tiếp thu một phần ý kiến của tôi thì sai phạm đã không xảy ra”.

Cũng theo ông Nguyên: “Có rủi do trong phương án định giá của tổ tư vấn, dựa trên kế hoạch kinh doanh còn nhiều yếu tố chủ quan. Giá mua phải dựa trên cơ sở đàm phán, dựa trên định giá tài sản và nguyên tắc bù trừ công nợ... Tôi không hiểu tại sao Chủ tịch HĐTV và Tổng GĐ vẫn trình giá mua đó lên Bộ TT&TT. Về sau tôi được xem lại, họ dựa vào các văn bản đàm phán trước đó để trình bộ”.

Bị cáo này phân tích, chỉ HĐTV Mobifone mới có thể xem xét lại giá mua theo điều lệ của doanh nghiệp và nếu đàm phán lại, chắc chắn không dẫn đến thiệt hại như ngày nay. “Trong cáo trạng, viện kiểm sát không đánh giá việc tôi ngăn chặn thanh toán nốt 5% cho AVG. Thực ra việc này rất quan trọng vì nó là tiền đề để hủy bỏ hợp đồng. Việc chưa thanh lý mở ra khả năng hủy bỏ hợp đồng ở cả 2 phía” – bị cáo Nguyên nói.

Đáng chú ý, Nguyễn Đăng Nguyên khẳng định bản thân bị trù dập vì phản đối trả nốt tiền cho AVG: “Ít có người nào dám làm trái ý Chủ tịch HĐTV. Đối với tôi, thời gian đó, việc phản đối thanh toán 5% cuối cùng đã tự tạo ra khó khăn của mình trong công việc. Ông Lê Nam Trà liên tiếp chỉ đạo Ban GĐ kỷ luật tôi”.

Xét xử vụ AVG: 'Không ai dám trái ý Chủ tịch Lê Nam Trà' ảnh 1

Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên trình bày tại tòa.

Bị cáo này nói thêm: “Chúng tôi đi vào giông bão với dự án này. Người ta chia nhỏ công việc, người ta đưa dự án vào danh mục mật, người ta đưa ra mục tiêu cao cả đạt 5 tỷ USD doanh thu cho dự án, phù hợp mục tiêu chiến lược phát triển đa ngành nghề viễn thông. Với những mục tiêu cao cả ấy, những người yêu Mobifone không nắm được thông tin chi tết về vụ việc. Người ta chia nhỏ công việc để không ai thấy bức tranh toàn cảnh để phản đối”.

Cuối cùng, bị cáo Nguyên đề nghị: “Mức hình phạt 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù cho tôi là quá nặng... Sau thanh tra, chúng tôi cố gắng khắc phục hậu quả, vực dậy kinh doanh. Được một năm, khi các chỉ số đều tăng, tôi bất ngờ bị khởi tố. Tôi mong tòa xem xét toàn diện để giảm nhẹ cho tôi”.

Bị AVG gay gắt

Tương tự, bị cáo Phan Thị Hoa Mai – nguyên Thành viên HĐTV Mobifone cho biết bà nhận được rất ít thông tin và thụ động trong việc tiếp cận dự án mua AVG. Về lý do mua, bà Hoa trình bày: “Bộ TT&TT trong quyết định thành lập Tổng Cty Mobifone đã ghi rõ có ngành nghề chính là dịch vụ truyền hình... Tôi dự nhiều hội thảo thấy xu hướng là hội tụ với truyền hình để bù đắp khoản sụt giảm nhắn tin trên SMS. Có nhận định giá của thoại (cuộc gọi điện thoại) sẽ về bằng 0 nên tôi thấy phải mua truyền hình, cạnh tranh với các doanh nghiệp VNPT, Viettel”.

Đáng chú ý, bị cáo Phan Thị Mai Hoa khẳng định từng phản đối nội dung mua bán nhưng bị phản ứng: “Khi phản đối trong cuộc họp, đại diện của Phạm Nhật Vũ đứng lên gay gắt với tôi. Tôi không ngại đối đầu vì luôn nghĩ phải phục vụ lợi ích của Mobifone. Nếu thực hiện ý kiến của tôi là phải đợi kiểm toán mới ký hợp đồng sẽ tránh được tổn thất tài chính cho Mobifone”.

Ngoài ra, bị cáo Hoa cho biết mình từng phản đối việc mua 2 dự án đầu tư ngoài ngành của AVG vì dù không mất tiền nhưng nó vẫn nằm trong sổ sách kế toán, có thể gây bất lợi. “Chủ tịch HĐTV (tức Lê Nam Trà) có nói đã không tính tiền lại còn nói lằng nhằng, tôi rời cuộc họp sớm. Tôi không họp và tham gia biểu quyết đồng ý cho Chủ tịch HĐTV trình văn bản lên Bộ nên Chủ tịch ký khống là trách nhiệm của chủ tịch”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.